Bảng 2.17. Nhận thức và thái độ trên phương diện giới tính
Giới tính Nhận thức Thái độ Nam 2,42 2,30
Nữ 2,48 2,55
Tổng 2,46 2,44
Biểu đồ 2.2. Nhận thức và thái độ trên phương diện giới tính
2.15 2.2 2.25 2.3 2.35 2.4 2.45 2.5 2.55 2.6 Nhận thức Thái độ Nam Nữ
Với giả thuyết được đặt ra:
- Học sinh lớp 9 tại một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu còn những hạn chế trong nhận thức và thái độ về giới tính. Qua tìm hiểu ban đầu nguyên nhân chính là do nội dung, phương pháp giáo dục giới tính chưa phù hợp.
- Nhận thức về giới tính của các em học sinh hiện nay chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như môi trường xã hội, gia đình, bạn bè...
Và với định nghĩa và thang đo về hoạt động nhận thức được lựa chọn: Với 6 cấp độ theo thang đo của Bloom: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
Qua bảng số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy rằng nhận thức của các em ở mức trung bình đạt ở mức 2,46 và trả lời chỉ tương đương với cấp độ nhận biết theo thang đo của Bloom “là khả năng ghi nhớ và nhận lại các thông tin đã được thu nhận. Biết là mức độ nhận thức ở mức độ chỉ cần con người vận dụng trí nhớ mà chưa cần phải giải thích điều gì”
Hoạt động nhận thức sẽ giúp con người hiểu biết hiện thực xung quanh, và hiểu biết về chính mình nhận thức của mỗi người đều có quá trình cơ bản như nhau, đều thực hiện theo quy luật giống nhau. Nhưng kết quả đạt được của mỗi người lại khác nhau tức là hiện thực được phản ánh đúng hoặc sai đều khác nhau. Yếu tố quyết định ở đây là do phẩm chất trí tuệ riêng biệt của mỗi cá nhân.
Kết quả thu được ở bảng 3 cho chúng ta thấy rằng giá trị trung bình nhận thức của học sinh nữ (ĐTB = 2,48) cao hơn giá trị trung bình của học sinh nam (ĐTB = 2,42). Điều này hoàn toàn phù hợp với độ tuổi phát triển sự dậy thì của nam và nữ (khoảng 13, 14 tuổi ở nữ và 15, 16 tuổi ở nam). Các em nữ sẽ dậy thì sớm hơn các em nam từ 1 - 2 năm. Từ đây, có thể lí giải rằng vốn kiến thức liên quan đến vấn đề của các em cũng vì thế mà cao hơn. Qua kiểm định T-test sig = 0.023<0.05, ta thấy nhận thức về giới tính giữa nam và nữ có sự khác biệt ý nghĩa về về mặc thống kê..
Giá trị trung bình của học sinh nữ trong các vấn đề giới tính cao hơn hẳn so với học sinh nam được khảo sát (ĐTB = 2,55 so với ĐTB = 2,30). Điều này cũng dễ dàng hiểu. Theo quan điểm về nhận thức hành vi chúng tôi đã lựa chọn, thì hành vi
của con người không phải được tạo ra bởi cách nhìn nhận vấn đề. Con người học tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và được thực hiện bằng suy nghĩ và quan niệm của mỗi người về những gì họ đã trải nghiệm. Khi đi từ nhận thức đến hành vi sẽ trải qua thái độ, ở đây nhận thức sẽ dẫn đến thái độ. Các em nữ trải qua quá trình dậy thì sớm hơn các em nam, các em nữ sẽ có vốn kiến thức thực tế về quá trình dậy thì, chính vốn hiểu của các em làm cho các em có sự quan tâm tìm hiểu sâu sắc để giúp đỡ cho chính bản thân mình. Qua kiểm định T-test sig = 0,023<0,05, ta thấy thái độ về giới tính giữa nam và nữ có sự khác biệt ý nghĩa về về mặc thống kê.
Xét về mối tương quan giữa nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được biểu hiện qua bảng số 3 thì chúng tôi nhận thấy rằng, học sinh nữ tham gia khảo sát có nhận thức cao hơn các em học sinh nam tham gia khảo sát, và điểm thái độ của các em học sinh nữ cao hơn điểm thái độ của các em học sinh nam. Từ đây, có thể nói rằng nhận thức ảnh hưởng đến thái độ, khi các em học sinh có nhận thức cao thì sẽ kéo theo thái độ quan tâm tương ứng. Thái độ chịu sự chi phối của nhận thức, nhưng thái độ cũng tác động ngược lại nhận thức. Khi chúng ta có thái độ tích cực với một vấn đề cụ thể thì nhu cầu và hứng thú nhận thức của chủ thể sẽ được nâng lên
Tiểu kết chương 2
Với khách thể nghiên cứu của đề tài là những em học sinh được chọn lọc ngẫu nhiên tại 4 trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, các em tham gia vào khảo sát trong trạng thái thoải mái không bị bó buộc về thời gian
Qua phân tích các bảng số liệu thu được về nghiên cứu nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9, tỉnh Bạc Liêu được đánh giá qua 2 thành phần: nhận thức về giới tính và thái độ về giới tính. Trong đó:
- Nhận thức về giới tính của học sinh lớp 9: khách thể hoàn thành được những yêu cầu về nội dung khảo sát được lựa chọn
- Thái độ về giới tính của học sinh đạt mức trung bình So sánh bằng kiểm định T-test cho thấy:
- Về nhận thức: có sự khác biệt nhiều về nhận thức về các vấn đề giới tính của học sinh nam và học sinh nữ
- Về thái độ: có sự khác biệt nhiều về nhận thức về các vấn đề giới tính của học sinh nam và học sinh nữ
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9. Trong đó, các yếu tố được đưa ra để thuyết phục như gia đình, sự ảnh hưởng bạn bè, cách tiếp cận nội dung giáo dục giới tính của nhà trường, phương pháp tiếp cận của học sinh…
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn trên, có thể rút ra kết luận sau đây:
1.1. Nhận thức trong đề tài này hiểu là “Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó”.
1.2. Thái độ trong đề tài này hiểu là “Thái độ là trạng thái tinh thần có tính đặc trưng của con người, đó là sự sẵn sàng phản ứng với một đối tượng nào đó liên quan đến chủ thể và nó được tổ chức thông qua kinh nghiệm, sự hiểu biết của con người. Thái độ có tác dụng điều chỉnh, ảnh hưởng hoặc tác động tới hành vi hoặc tình huống hoặc khách thể mà nó tham gia. Sự đánh giá thái độ là sự đánh giá theo hướng cụ thể là thái độ tiêu cực hoặc tích cực, không có thái độ một cách chung chung không rõ ràng”.
1.3. Giới tính trong đề tài này hiểu là “toàn bộ những đặc điểm ở con người tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ”.
1.4. Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi đang có sự biến động mạnh mẽ về tâm sinh lý, ở độ tuổi này các em có những hành vi mà đôi khi chính người lớn chúng ta không ngờ tới như có những tình cảm khác giới, muốn chứng tỏ mình là người lớn, nhiều khi tò mò chính sự biến đổi ngay tại bản thân mình mà các em không lý giải được. Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức giới tính cho các em ở độ tuổi vị thành niên nói chung và học sinh THCS nói giêng là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng, vô cùng quan trọng đối với đời sống bởi nó phù hợp với sự phát triển của các em, đặc biệt là đối với các em học sinh lớp 9 đang lứa tuổi dậy thì chuẩn bị sẵn sàng cho những vai trò mới trong tương lai.
1.5. Nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được thể hiện như sau
1.5.1. Về mặt nhận thức
Ở nghiên cứu này, chúng tôi chọn khảo sát nhận thức về giới tính của học sinh ở mức độ Nhớ/Biết (Knowledge) và Hiểu (Comprehension) theo quan điểm của Bloom tu chính (Bloom’s Revised Taxonomy)
Có đến 76,12% học sinh tham gia khảo sát có quan tâm về các vấn đề giới tính. Bên cạnh đó, vẫn còn có một số không nhỏ học sinh lại không quan tâm về vấn đề này chiếm 23,88%. Kiểm nghiệm có sự khác biệt về ý nghĩa về nhận thức giới tính của học sinh nam và học sinh nữ.
Nguồn cung cấp kiến thức cho các em có đa dạng, nhưng nội dung chủ yếu được các em lựa chọn đó chính là mạng xã hội. Đặt ra vấn đề lớn cho công tác giáo dục giới tính ngay từ trong nhà trường.
Nhận thức về giới tính của các em học sinh chỉ dừng lại ở mức tương đối cao theo nội dung khảo sát được lựa chọn đó là nhận biết và thông hiểu ở một vài nội dung kiến thức cụ thể. Nhưng nếu quy về thang đo 6 cấp độ của Bloom tu chính thì nhận thức chỉ dừng lại ở cấp thứ 2 trên 6 cấp độ. Từ đó cho thấy nhận thức về các vấn đề giới tính chỉ ở mức trung bình.
Nhận thức của các em không nhất quán ở các vấn đề cụ thể được đặt ra, chỉ dừng lại ở một số vấn đề gần gũi trong cuộc sống hàng ngày.
Nhận thức của các em học sinh nữ tham gia vào khảo sát cao hơn nhận thức của các em học sinh nam tham gia khảo sát. Kiểm nghiệm T-test có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê.
1.5.2. Về mặt thái độ
Học sinh có nguyện vọng và mong muốn được tìm hiểu những kiến thức liên quan đến vấn đề giới tính.
Đa số các em học sinh tham gia khảo sát tỏ ra lúng túng khi trả lời các câu hỏi liên quan đến tuổi dậy thì như phát triển bộ phận sinh dục “Em nhất thiết phải trả lời những câu này đúng không?”
Có những nội dung e ngại phần nào cũng ảnh hướng đến nhận thức của các em, song song đó e ngại cũng không có nghĩa là các em không biết gì về vấn đề này cả.
Thái độ của các em học sinh nữ tham gia vào khảo sát cao hơn nhận thức của các em học sinh nam tham gia khảo sát. Kiểm nghiệm T-test có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê.
1.6. Tương quan nhận thức thái độ
Đa số các em học sinh có những hiểu biết nhất định về kiến thức giới tính, tuy nhiên sự hiểu biết này còn hạn chế. Nhìn chung thái độ của các em học sinh tích cực khi nhận thấy vai trò của việc hiểu biết các vấn đề về giới tính.
Nhận thức và thái độ của nam giới và nữ giới có sự khác biệt nhau, nhận thức ảnh hưởng đến thái độ. Nhìn chung nữ giới có nhận thức và thái độ tích cực cao hơn nam giới trong việc tìm hiểu các vấn đề về giới tính.
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có thể khẳng định kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết đã nêu trong luận văn và các nhiệm vụ của đề tài đã được giải quyết.
1.7 Một số nguyên nhân
Những nguyên nhân chúng tôi muốn đưa ra để lý giải cho kết quả nghiên cứu như sau:
- Các em học sinh chưa được trang bị những kiến thức và nội dung về các vấn đề về giới tính chuẩn xác, một cách hệ thống mà đa số chỉ bản thân các em tự tìm hiểu được, lượm lặt kiến thức từ nguồn internet rộng lớn. Kiến thức của các em có được còn rất mơ hồ, chỉ được nghe nói từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Do vậy các em thiếu bản lĩnh khi bước vào đời sống yêu đương.
- Cha mẹ chưa cung cấp cho con kiến thức về giới tính, hoặc vì lí do nào đó mà chưa dành thời gian để lý giải những thắc mắc về giới tính của các em. Ngày nay, các sách báo về tình yêu lan tràn, nhưng nhiều sách lại chạy theo thị hiếu tầm thường, không phù hợp với độ tuổi của các em. Nhận thức sai lầm về giáo dục giới tính, giáo dục tình yêu. Do điều kiện của mỗi gia đình khác nhau nên chưa để ý nhiều trong giáo dục cho con cái về giới tính, có nhiều người còn cho rằng giáo dục giới tính là giáo dục tình dục, là vẽ đường cho hươu chạy...
- Các tệ nạn xã hội phức tạp ngày càng gia tăng.
- Tâm lý học tập của các em cũng là một yếu tố tác động mạnh tới việc tiếp nhận thông tin giới tính khi các em còn xấu hổ, e dè không giám trao đổi trực tiếp và nhất là rất ngại khi học nội dung này với các bạn khác giới.
- Ảnh hưởng của nhiều qua điểm sống mới du nhập từ nước ngoài: Tình yêu tự do, tình dục tự do, tình dục trước hôn nhân... Những quan điểm trên ảnh hưởng mạnh đến giới trẻ, làm các em thêm tò mò, bị kích thích, muốn thử nghiệm. Trong khi đó các em lại không được trang bị đầy đủ về tri thức lẫn kinh nghiệm trong giáo dục giới tính nên khó làm chủ bản thân.
- Nhà trường đã chưa làm tốt công tác giáo dục giới tính cho các em, khảo sát cũng cho thấy công tác giáo dục giới tính cho các em trong nhà trường còn nhiều hạn chế như về giờ dạy, nội dung thì bị lồng ghép vào các môn học khác. Chương trình giáo dục giới tính chưa thực hiện một cách thống nhất trong trường học. Ngoài ra chúng ta chưa có một đội ngũ cán bộ, giáo viên chuyên trách, có trình độ tri thức khoa học về lĩnh vực giới tính để làm công tác giáo dục cho học sinh. Tư liệu khoa học, giáo trình, sách báo về lĩnh vực này một cách hệ thống khoa học nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này còn chưa sâu rộng.
1.6. Một số giải pháp được đặt ra
- Chọn lọc nội dung rõ ràng cụ thể và xác thực nhất về các vấn đề giới tính để tìm hiểu.
- Thầy cô phải là người hướng dẫn cho các em từ ngay trong nhà trường, tạo môi trường phù hợp để chia sẻ với các em về nội dung kiến thức giáo dục giới tính phù hợp
- Cha mẹ phải dành thời gian trợ giúp con trong tìm hiểu về giới tính, hoặc tìm những nguồn thông tin mang tính khoa học cao để cung cấp cho con trẻ.
- Điều chỉnh kịp thời những nhận thức sai lệch về giới tính cho học sinh.
2. Khuyến nghị
Giáo dục giới tính nhằm giáo dục mối quan hệ nhân văn và có trách nhiệm giữa nam và nữ trên các khía cạnh sinh học, sức khỏe sinh sản và tình dục. Giáo dục giới tính là sự chuẩn bị cho thanh thiếu niên những hiểu biết để bước vào đời để biết ứng xử với nhau một cách tôn trọng và có trách nhiệm và cũng để biết tự bảo vệ sức khỏe sinh sản.
Từ thực trạng nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
* Đối với nhà trường:
Nhà trường là nơi cung cấp kiến thức một cách khoa học và đầy đủ nhất. Giáo dục giới tính tuy chưa trở thành môn học chính thức trong trường phổ thông, tuy nhiên nhà trường cũng đã có những hành động giáo dục giới tính bước đầu cho các em học sinh.
Cần có những nguồn tài liệu chuyên ngành cụ thể và mang tính khoa học nhất để cung cấp cho các em ngay từ trong thư viện của nhà trường
Hiện nay lứa tuổi học sinh THCS phát triển mạnh mẽ về thể chất và tinh thần hơn các thế hệ trước, nên chăng để đáp ứng được phần nào nhu cầu của các em nhà trường nên tổ chức một ban tư vấn tâm lý do những người có chuyên môn được đào tạo kỹ càng về giáo dục giới tính trước khi môn giáo dục giới tính được ứng dụng vào trong trường phổ thông. Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề trò chuyện về giới tính và tháo gỡ thắc mắc cho các em.