Cách quy điểm trung bình các câu hỏi có ba mức độ lựa chọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9, tỉnh bạc liêu (Trang 69)

ĐTB Cách tính điểm

1 – 1,66 1,67 - 2,33 2,34 - 3

Quy đổi Thấp Trung bình Cao

2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Thực hiện khảo sát nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9, chúng tôi tiến hành chọn lựa khách thể nghiên cứu nhằm giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài.

Khách thể nghiên cứu gồm 335 em học sinh lớp 9 ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Số lượng học sinh được chia tương đối trên các phương diện: trường khảo sát, giới tính của khách thể.

2.2.1. Tổng quan khách thể theo giới tính Bảng 2.3. Tổng quan khách thể theo giới tính Bảng 2.3. Tổng quan khách thể theo giới tính

Giới tính Tần số Tỉ lệ (%)

Nữ 182 54,3

Nam 153 45,7

Tổng 335 100

Từ kết quả thống kê bảng 2.3, cho thấy:

Số khách thể tham gia vào khảo sát là 335 học sinh lớp 9 được chọn ngẫu nhiên tại 4 trường THCS trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Về giới tính, tỷ lệ nữ cao hơn nam. Nữ chiếm đến 54,3%, và nam chiếm 45,7% số học sinh lớp 9 tham gia khảo sát. Điều này là do đặc thù của các trường THCS hiện nay trên địa bàn tỉnh số học sinh nữ chiếm số lượng cao hơn số học sinh nam.

+ Nam: 153 em (chiếm 45,7%) + Nữ: 182 em (chiếm 54,3%)

2.2.2. Tổng quan khách thể nghiên cứu theo trường Bảng 2.4. Tổng quan khách thể nghiên cứu theo trường Bảng 2.4. Tổng quan khách thể nghiên cứu theo trường

STT Trường Tần số Tỉ lệ (%) 1 THCS Giá Rai B 76 22,7 2 THCS Hiệp Thành 88 26,3 3 THCS Phong Phú 87 26 4 THCS Võ Nguyên Giáp 84 25,1 Tổng 335 100

Khách thể nghiên cứu gồm 335 em học sinh lớp 9 được phân bố như sau: + Trường THCS Giá Rai B, thị xã Giá Rai: n = 76, chiếm 22,7%.

+ Trường THPT Hiệp Thành, xã Hiệp Thành: n = 88, chiếm 26,3%. + Trường THCS Phong Phú, thị xã Giá Rai: n = 87, chiếm 26%.

+ Trường THCS Võ Nguyên Giáp, huyện Đông Hải: n = 84, chiếm 25,1%. Từ kết quả bảng 2.4, ta thấy:

Số lượng học sinh tham gia khảo sát ở các trường là tương đương nhau, không có sự chênh lệch quá nhiều. Quá trình chọn mẫu nghiên cứu được tiến hành một cách ngẫu nhiên.

2.2.3. Tổng quan hạnh kiểm của khách thể nghiên cứu Bảng 2.5. Tổng quan khách thể nghiên cứu theo hạnh kiểm Bảng 2.5. Tổng quan khách thể nghiên cứu theo hạnh kiểm

Hạnh kiểm Tần số Tỉ lệ (%)

Tốt 275 82,1

Khá 50 14,9

Trung bình 10 3

Tổng 335 100

Về hạnh kiểm trong năm học vừa qua số học sinh có hạnh kiểm tốt là 275 học sinh (chiếm 82,1%), số học sinh có hạnh kiểm khá là 50 học sinh (chiếm 14,9%) và số học sinh có hạnh kiểm trung bình là 10 (chiếm 3%).

2.2.4. Tổng quan về khách thể nghiên cứu theo học lực Bảng 2.6. Tổng quan về khách thể theo học lực Bảng 2.6. Tổng quan về khách thể theo học lực Học lực Tần số Tỉ lệ Xuất sắc 8 2,4 Giỏi 73 21,8 Khá 135 40,3 Trung bình 107 31,9 Yếu 12 3,6 Tổng 335 100

Khảo sát về kết quả học tập, năm học vừa qua có 2,4% học sinh xuất sắc, 21,8% học sinh đạt học lực giỏi, 40,3% học sinh đạt học sinh khá, tỉ lệ học sinh trung bình chiếm tương đối 31,9% và tỉ lệ học sinh yếu chiến 3,6% mẫu khảo sát. Các em học sinh chủ yếu học tập kiến thức phổ thông từ sách giáo khoa, bên cạnh còn được tham gia một số lớp ngoại khóa mở rộng như lớp nghề cho học sinh.

Chúng tôi chọn khách thể là học sinh lớp 9 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là vì tất cả các em đều có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bạc Liêu (Nơi nằm cách xa trung tâm kinh tế - xã hội của phía Nam). Tuy điều kiện kinh tế - xã hội đã có nhiều chuyển biến, nhưng hiểu biết của các em chủ yếu dừng ở mức qua các kênh nghe nhìn từ phim ảnh, sách báo và mạng xã hội... Chưa có một chương trình giáo dục giới tính mang tính chất chính thống dành riêng cho các em. Ở lứa tuổi của các em, rất dễ bị ảnh hưởng bởi những lối sống thực dụng đương thời như yêu nhanh, yêu nhiều, hay những hành vi thiếu hiểu biết trong quan hệ giới tính dẫn đến tình trạng mang thai sớm.

2.3. Kết quả khảo sát nhận thức và thái độ về giáo dục giới tính của học sinh 2.3.1. Mức độ quan tâm đến các vấn đề về giới tính của học sinh 2.3.1. Mức độ quan tâm đến các vấn đề về giới tính của học sinh

Bảng 2.7. Mức độ quan tâm đến các vấn đề về giới tính của học sinh

Giới tính ĐTB

Mức độ

Rất quan tâm Ít quan tâm Không quan tâm Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%)

Nam 2,46 93 60,78 38 24,84 22 14,38 Nữ 2,60 128 70,33 35 19,23 19 10,44 Tổng 2,53 221 65,97 73 21,79 41 12,24

Nhận xét bảng 2.7:

Khi được hỏi về mức độ quan tâm của bản thân về các vấn đề giới tính, chúng ta dễ dàng nhìn thấy:

Xét trên giá trị trung bình: Nhìn chung, học sinh quan tâm đến các vấn đề về giới tính ở mức cao (ĐTB = 2,53) và có sự khác biệt giữa nam và nữ; cụ thể, học sinh nữ quan tâm đến các vấn đề về giới tính nhiều hơn nam (ĐTB = 2,60 so với ĐTB = 2,46). Thật vậy, khi kiểm định T-test (sig = 0,024 < 0,05) cho thấy sự khác biệt giữa nam và nữ có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, để tìm hiểu rõ hơn về sự khác biệt này, chúng ta cần xem xét dựa trên giá trị phần trăm.

Xét trên giá trị phần trăm: Có đến 70,33% học sinh nữ lựa chọn mức độ “rất quan tâm” đến các vấn đề về giới tính, trong khi con số này ở nam chỉ là 60,78%. Học sinh nam lựa chọn “ít quan tâm” đến các vấn đề giới tính là 24,84% và có 14,38% học sinh nam lựa chọn “không quan tâm”. Ở hai mức độ này, học sinh nữ có giá trị thấp hơn nam rõ rệt, 19,23% học sinh nữ “ít quan tâm” và 10,44% học sinh nữ lựa chọn “không quan tâm”.

Điều này cho thấy: Học sinh nữ lớp 9 đặc biệt quan tâm đến các vấn đề giới tính hơn nam. Qua trao đổi phỏng vấn em LTKY (học sinh lớp 9/5, trường THCS Giá Rai B), em cho biết: "Ở trường chúng em rất ít tiết học hay chuyên đề về giáo dục giới tính. Em rất muốn tìm hiểu về giới tính, đặc biệt là tâm sinh lý tuổi dậy thì".

2.3.2. Những kênh tìm hiểu về giới tính của học sinh lớp 9 Bảng 2.8. Những kênh tìm hiểu về giới tính của học sinh lớp 9 Bảng 2.8. Những kênh tìm hiểu về giới tính của học sinh lớp 9

STT Nguồn hiểu biết về giới tính Tần số Xếp hạng

1 Chương trình giáo dục giới tính tại trường 81 3 2 Kiến thức từ sách giáo khoa 72 5

3 Mạng xã hội 133 1

4 Kênh truyền thông 80 4 5 Truyền dạy của người lớn 97 2

6 Ý kiến khác 40 6

Qua bảng 2.8 chúng ta thấy:

Khi được hỏi “Những hiểu biết của bạn về giới tính thông qua đâu?” với câu trả lời cho sẵn có thể chọn nhiều đáp án. Chúng ta dễ dàng nhận thấy: đáp án có nhiều học sinh lựa chọn nhất là “Mạng xã hội” (n = 133). Điều này cũng dễ dàng hiểu được, với sự phát triển vượt trội của công nghệ thông tin, mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube,…) trở thành một “chìa khóa vạn năng” trong việc học tập, kết giao bạn bè và tìm kiếm thông tin, mọi thứ “cần là có” trên mạng xã hội giúp các em dễ dàng tìm hiểu về các thông tin giáo dục giới tính thông qua các bài báo, bài tham luận, quảng cáo hoặc trao đổi thông tin cùng bạn bè. Tuy nhiên, mạng xã hội lại là con dao hai lưỡi có lợi nhưng cũng có hại, bởi các em còn đang tuổi dậy thì nên tính tò mò sẽ rất cao và khó kiểm soát được những thông tin độc hại.

Đáp án có nhiều lựa chọn thứ hai là “sự truyền dạy của người lớn” (n = 97). Cha mẹ là những người thân thiết nhất mà các em có thể dễ dàng trò chuyện, tâm sự, đặc biệt là những vấn đề “thầm kín”. Bởi lẽ, chuyện giới tính nói chung và dậy thì nói riêng, học sinh khó có thể trò chuyện với ai ngoài cha mẹ, những người từng trải, có kinh nghiệm, đặc biệt là mẹ. Nhưng đôi lúc vì không biết cách hoặc vẫn còn sự ngượng ngùng mà cha mẹ chưa truyền đủ cho con kinh nghiệm cũng như kiến thức, đặt ra vấn đề lớn cho phụ huynh cũng như thầy cô trong nhà trường, phải đảm bảo đầy đủ và thiết thực.

Đáp án có lựa chọn ít hơn và có số lựa chọn tương đương nhau, đó là: “chương trình giáo dục tại trường” (n = 81) và “kênh truyền thông” (n = 80).

Trong số năm đáp án chúng tôi gợi ý, đáp án có ít lựa chọn nhất là: “kiến thức từ sách giáo khoa” (n = 72), bởi lẽ, tìm hiểu về giáo dục giới tính qua sách vở có thể nói là “khó” đối với học sinh THCS, do những sách về chủ đề này khá ít ỏi, thêm nữa là tâm lý “sợ bị phán xét” khi bạn bè hoặc người khác nhìn thấy những quyển sách về chủ đề này trên tay các em. Vấn đề được đặt ra làm nhà trường là nơi các em sinh hoạt gắn bó nhiều nhất, có ảnh hưởng rất lớn trong việc cung cấp kiến thức về giới tính cho học sinh, người làm công tác giáo dục giới tính phải phát huy được hết vai trò của mình để là nguồn cung cấp tin cậy thông tin cho các em.

Để làm rõ hơn về vấn đề “kiến thức từ sách giáo khoa”, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn trên giáo viên đang giảng dạy tại 4 trường với câu hỏi “Ở trường của thầy/cô có tổ chức các buổi học về giáo dục giới tính cho học sinh hay không?” và câu trả lời nhận được là 75% giáo viên trả lời là “không có” hoặc “chưa có”. Dường như các vấn đề về giáo dục giới tính tại các trường THCS vẫn còn là một trong những vấn đề “bỏ ngõ”, một phần là do chưa có nhiều giáo viên có chuyên môn trong lĩnh vực này và nhiều trường chưa thật sự quan tâm nên khá ít học sinh biết đến kiến thức giáo dục giới tính từ nhà trường.

Bên cạnh đó, những đáp án khác (n=40) được các em đưa ra phần lớn thuộc về ý kiến “nghe nói từ bạn bè”. Điều này cho chúng ta thấy rằng, bạn bè ảnh hưởng không nhỏ trong việc tìm hiểu nguồn thông tin về giáo dục giới tính với bản thân các em.

2.3.3. Nhận thức của học sinh về giới tính Bảng 2.9. Nhận thức của học sinh về giới tính Bảng 2.9. Nhận thức của học sinh về giới tính

Giới tính là gì Tần số Tỉ lệ

1.Giới tính là toàn bộ những đặc điểm ở con người tạo nên

sự khác biệt giữa nam và nữ 263 78,5 2.Là sự khác biệt về ngoại hình, giúp chúng ta phân biệt

được nam và nữ 46 13,7

3.Là sự khác biệt về những đặc điểm tính cách của nam và

nữ 26 7,8

Câu trả lời “Giới tính là toàn bộ những đặc điểm ở con người tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ” là đáp án đúng nhất cho câu hỏi “Giới tính là gì?”. Trong số học sinh thuộc mẫu nghiên cứu có 78,5% học sinh đã nhận thức đúng đắn về khái niệm giới tính: giới tính là toàn bộ những đặc điểm ở con người tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ. Tuy nhiên, bên cạnh đó có 21,5% học sinh chưa nhận thức đúng đắn về khái niệm giới tính.

Điều này thực sự là một vấn đề đáng suy nghĩ đặt ra vấn đề lớn trong việc tạo nên nhận thức đúng đắn về giới tính ở lứa tuổi các em cho người làm công tác giáo dục giới tính.

2.3.4. Nhận thức của học sinh lớp 9 về tình bạn khác giới: Bảng 2.10. Nhận thức của học sinh lớp 9 về tình bạn khác giới Bảng 2.10. Nhận thức của học sinh lớp 9 về tình bạn khác giới

STT Định nghĩa về tình bạn khác giới Tần số Tỉ lệ (%)

1 Bạn nam và bạn nữ thân thiết với nhau trên cương vị tình bạn, họ luôn chia sẻ, và cảm thông, giúp đỡ nhau lúc khó khăn

267 79,7

2 Sự quan tâm đặc biệt của một người nam dành cho người

nữ 22 6,6

3 Là tình bạn giữa một nhóm bạn đa dạng về mặt giới tính. 46 13,7

Tổng 335 100

Nhận xét bảng 2.10:

Với câu hỏi “Định nghĩa về tình bạn khác giới” lựa chọn đáp án đúng nhất chính là “Bạn nam và bạn nữ thân thiết với nhau trên cương vị tình bạn, họ luôn chia sẻ, và cảm thông, giúp đỡ nhau lúc khó khăn”. Thực hiện khảo sát định nghĩa về tình bạn của các em học sinh lớp 9. Qua bảng số liệu chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng có 79,7% học sinh tham gia khảo sát chọn đáp án “Bạn nam và bạn nữ thân thiết với nhau trên cương vị tình bạn, họ luôn chia sẻ,và cảm thông, giúp đỡ nhau lúc khó khăn”, đây là đáp án đúng của định nghĩa về tình bạn. Có thể nói rằng, nhận thức về tình bạn của các em tương đối cao và đây là dấu hiệu đáng mừng khi các em

đã nhận thức đúng đắn về định nghĩa tình bạn. Tuy nhiên vẫn còn 20,3% học sinh tham gia khảo sát đưa ra đáp án chưa chính xác cho câu hỏi định nghĩa về tình bạn, đặt ra nhiệm vụ quan trọng cho người làm công tác giáo dục giới tính giúp các em định nghĩa đúng đắn về tình bạn.

2.3.5. Nhận thức của học sinh lớp 9 về tình yêu tuổi học trò Bảng 2.11. Nhận thức của học sinh lớp 9 về tình yêu tuổi học trò Bảng 2.11. Nhận thức của học sinh lớp 9 về tình yêu tuổi học trò

Lựa chọn Tần số Tỉ lệ

Không 237 70,7

Có 98 29,3

Tổng 335 100

Biểu đồ 2.1. Nhận thức của học sinh lớp 9 về tình yêu tuổi học trò

Quá trình dậy thì đã làm xuất hiện ở các em những rung động đơn phương, những cảm xúc mới lạ đối với bạn bè khác giới. Giai đoạn này các em bắt đầu quan tâm lẫn nhau, các em nữ bắt đầu chú ý đến diện mạo bên ngoài như trang phục, kiểu tóc và chú ý chăm sóc cho gương mặt của mình trở nên thật dễ thương. Các em nam bắt đầu ăn diện gọn gàng. Nói chung lại, các em trau chuốt bản thân mình để thu hút được sự quan tâm của người bạn khác giới.

Ở lứa tuổi cuối THCS, các em đã và đang trải qua những thay đổi tâm sinh lý, các em đang chuyển dần sang giai đoạn tuổi thanh niên. Liệu các em có thái độ như thế nào về tình yêu ở lứa tuổi học trò? Câu hỏi được đặt ra “Theo các bạn có

29.30%

70.70%

nên phát triển tình yêu ở lứa tuổi này hay không?”. Kết quả thu được có đến 237 em học sinh tham gia khảo sát chọn đáp án “không” chiếm 70,7% mẫu khảo sát và có 98 em học sinh chọn đáp án “có” chiếm 29,3% mẫu khảo sát.

Như vậy, đa số các em học sinh cho rằng chưa nên phát triển tình yêu ở lứa tuổi này. Đây là quan niệm phù hợp với sự phát triển tâm lý lứa tuổi. Giai đoạn cuối THCS nhiệm vụ chính của các em lúc này là phải ráng học thật tốt, tập trung bồi dưỡng kiến thức để chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào các trường THPT.

2.3.6. Nhận thức của học sinh về giá trị của trinh tiết Bảng 2.12. Nhận thức của học sinh về giá trị của trinh tiết Bảng 2.12. Nhận thức của học sinh về giá trị của trinh tiết

Lựa chọn Tần số Tỉ lệ

Không 194 57,9

Có 141 42,1

Tổng 335 100

Thực hiện khảo sát về quan niệm trinh tiết ở lứa tuổi học sinh cuối THCS chúng tôi đặt ra câu hỏi “trinh tiết ngày nay được dùng để đánh giá đạo đức của người phụ nữ”. Kết quả thu được có 57,9% số học sinh tham gia khảo sát chọn đáp án “Không” và 42,1% số học sinh chọn đáp án “Có”. Qua đáp án, cho chúng ta thấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9, tỉnh bạc liêu (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)