Những đặc trưng của tuổi thiếu niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9, tỉnh bạc liêu (Trang 50 - 52)

1.4. Đặc điểm tâm lý tuổi thiếu niên

1.4.2. Những đặc trưng của tuổi thiếu niên

* Thực trạng tuổi thiếu niên tại Việt Nam

Ngày 28/2/2011, tổ chức Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo công bố "Báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2011". Trưởng đại diện UNFPA phát biểu: "Việt Nam có 26,7 triệu vị thành niên và thanh niên tuổi từ 10 đến 24, chiếm khoảng 1/3 dân số”. Năm 2013 độ tuổi từ 15 – 24 tại Việt Nam có 7916,1 nghìn người (14.9%), đến năm 2016 biến động dân số giảm còn 7510,6 nghìn người (13.8%). Đến năm 2017 Việt Nam có 23.942.527 thanh thiếu niên dưới 15 tuổi (12.536.210 nam / 11.406.317 nữ)

Theo Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, 8 tháng đầu năm 2016 toàn tỉnh tiếp nhận gần 2.000 ca nạo, phá thai. Trong đó đối tượng trẻ vị thành niên là 15 ca. Tuy nhiên, con số này là chưa đầy đủ bởi số liệu này mới chỉ ở hệ thống y tế công lập chứ không có y tế tư nhân. Các em và gia đình thường đến cơ sở y tế tư nhân vì rẻ, linh hoạt giờ giấc, kín đáo hơn. Vì vậy, con số thực tế có thể nhiều hơn rất nhiều. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Vân, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên là do các em còn thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, giới tính, tình yêu và tình dục. Việc giáo dục kiến thức giới tính vẫn ở phạm vi nhỏ hẹp, bên cạnh đó, sự quan tâm của bố mẹ còn chưa đầy đủ, cộng với những mặt trái của hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là mạng Internet dẫn đến các em ở lứa tuổi vị thành niên tò mò, tự tìm hiểu rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc”.Mang thai ở tuổi vị thành niên là chủ đề của Ngày Dân số thế giới năm 2013. Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc - UNFPA, không chỉ đơn thuần là một vấn đề về sức khỏe, mang thai ở tuổi vị thành niên làm mất đi tiềm năng ở các em gái, rút ngắn cơ hội học hành, đánh mất và hạn chế sự lựa chọn của các em trong cuộc sống, khiến những bà mẹ trẻ và cộng đồng nơi họ sinh sống chìm trong cảnh đói nghèo... Mang thai ở tuổi vị thành niên là một vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển.

Ở độ tuổi này có nhiều thay đổi về sự phát triển thể chất tâm sinh lý và bước đầu hình thành nhân cách. Sự phát triển này phụ thuộc rất nhiều vào phong tục tập quán và trình độ văn hóa của các dân tộc. Từng nước, từng dân tộc lại có những yếu

tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vị thành niên. Chính vì đây là giai đoạn con người đang trưởng thành về cơ thể, tâm sinh lý và xã hội, đang chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn, đang trong giai đoạn quyết định hành vi về sức khỏe và cũng là tiền đề sức khỏe cho cả cuộc đời, vì vậy đòi hỏi chúng ta phải quan tâm và tạo điều kiện để hướng sự phát triển của vị thành niên được tốt hơn, phù hợp chung với sự phát triển chung của xã hội và trở thành công dân tốt trong tương lai.

* Những đặc trưng của tuổi thiếu niên:

Vào giai đoạn từ 11 – 15 tuổi, các em được học tập và sinh hoạt tại môi trường Trung học cơ sở. Đây là thời kỳ các em chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, là thời kỳ đặc biệt quan trọng trong cuộc đời của các em.

Trong giai đoạn này các em có sử nhảy vọt về mặt thể chết lẫn tinh thần, các em dần có xu hướng chuyển mình sang giai đoạn người trưởng thành tách khỏi thời thơ ấu. Chính vì vậy các em có sự thay đổi khác biệt trong mọi mặt từ thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức…

Tuy nhiên, do tốc độ của sự phát triển về thể chất, điều kiện sống, điều kiện hoạt động, tốc độ của sự phát dục… tạo nên trong bản thân các em vẫn tồn tại song song hai xu hướng “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”. Các em trong giai đoạn này có xu thế cường điệu hóa những thay đổi của bản thân, các em muốn tham gia vào đời sống của người lớn nhưng kinh nghiệm vẫn còn hạn chế nên dễ dàng nảy sinh những mâu thuẫn.

Các em luôn cần sự quan tâm của người lớn theo kiểu quan hệ của hai người bạn, phụ huynh cần lắng nghe nguyện vọng của con.

Mặt khác, do hoàn cảnh sống ở các em có cùng độ tuổi lại có sự phát triển khác biệt về các khía cạnh ở tính người lớn. Hoàn cảnh có hai mặt:

Những yếu điểm của hoàn cảnh kiềm hãm sự phát triển của tính người lớn: các em chỉ tập trung vào việc học và không phải làm những nghĩa vụ khác, nhiều bậc phụ huynh chỉ muốn con tập trung việc học mà không để cho trẻ thực hiện nghĩa vụ gia đình hay xã hội.

Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển của tính người lớn: sự gia tăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc phụ huynh quá bận rộn với cuộc sống, gia

đình gặp khó khăn về mặt kinh tế, đòi hỏi bản thân trẻ phải lao động để sinh sống. Tạo nên trong trẻ tính độc lập và tự chủ hơn.

Xu hướng phát triển tính người lớn trong giai đoạn này có thể xảy ra theo các xu hướng:

Hướng sách vở, kiến thức lý thuyết. Bản thân các em chỉ tập trung vào sách vở, hiểu biết về nhiều mặt lý thuyết nhưng lại hạn chế về các mặt trong đời sống thực tiễn.

Hướng tỏ ra là người lớn. Các em thuộc xu hướng này thường ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quan tâm làm thế nào cho phù hợp với lối sống hiện tại, coi trọng giao tiếp với phụ huynh, với bạn bè lớn tuổi để bàn bạc trao đổi những vấn đề của cuộc sống, thể hiện mình là người lớn.

Bên cạnh đó, có một số em không thể hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng luôn cố gắng rèn luyện bản thân mình những đức tính của người lớn như dung cảm, tự chủ, quyết đoán, độc lập… nhưng đối khi quan hệ với bạn gái lại như trẻ con.

Trong suốt giai đoạn phát triển của đời người, tuổi thiếu niên chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt. Thời kỳ mà bản thân trẻ chuẩn bị những bước nhảy vọt để chuyển sang giai đoạn trưởng thành với những chuyển biến cực kỳ phức tạp. Thời kỳ hình thành trong bản thân những cơ sở mới, phương hướng hình thành những quan điểm xã hội và đạo đức nhân cách của một con người được hình thành, tiền đề để tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển giai đoạn tuổi thanh niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9, tỉnh bạc liêu (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)