1.4.1. Khái niệm tuổi thiếu niên
Ở những quốc gia khác nhau lại có quan niệm về tuổi thiếu niên khác nhau. Với các nước phương Tây thì đây là giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên, còn với các nước Liên Xô thì gọi là tuổi thiếu niên hoặc tuổi học sinh THCS, và tại Việt Nam chuẩn giới hạn tuổi mang tính chất tương đối.
“Tuổi thiếu niên là một giai đoạn phát triển tâm lý đầy biến động của một đời người. Ngay từ cuối thế kỉ XIX khi ngành Tâm lý học phát triển mới sơ khai, nhiều nhà Tâm lý học đã nhấn mạnh đến vị trí và ý nghĩa đặc biệt của nó. Tuy nhiên tên gọi và giới hạn độ tuổi vẫn chưa được xác lập một cách rõ ràng, chuẩn xác.
Về thể chất, dấu hiệu cơ bản để nhận biết một trẻ em đã bước sang tuổi thiếu niên là hiện tượng dậy thì. Về độ tuổi, đa số thiếu niên trong độ tuổi 11,12 tuổi đến 14,15 tuổi. Ở Việt Nam lứa tuổi này gần trùng với thời điểm trẻ học ở bậc trung học cơ sở, vì vậy tuổi thiếu niên còn được gọi là tuổi học sinh trung học cơ sở. Có nhiều trẻ bắt đầu dậy thì vào đầu cấp học, bên cạnh đó cũng có nhiều trẻ dậy thì sớm hơn hoặc muộn hơn. Quan niệm về độ tuổi thiếu niên, vị thành niên và học sinh THCS tuy không đồng nhất với nhau, nhưng nhìn từ góc độ giáo dục cũng không có sự khác biệt lớn.
Về thời điểm kết thúc tuổi thiếu niên, các chỉ số thường gắn liền với sự trưởng thành về mặt cơ thể và sinh dục, còn về phương diện xã hội thì không rõ ràng. Ở các nước phát triển, trẻ em dậy thì và có tính tự lập sớm nên thời điểm chấm dứt tuổi thiếu niên thường sớm hơn so với trẻ em ở nước ta.” Lý Minh Tiên và Nguyễn Thị Tứ, Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm TP.HCM, 2012 – tr. 45,46.
Theo tác giả Vũ Dũng (2008), tuổi thiếu niên liên quan đến những giai đoạn khủng hoảng gắn liền với những biến đổi cơ bản trong lĩnh vực nhận thức, hoạt động và hệ thống quan hệ. Nó được đặc trung bởi sự bùng nổ về chiều cao của cơ thể, sự hình thành cơ quan trong quá trình trưởng thành về giới tính, điều đó gây nên những ảnh hưởng đáng kể đến đặc điểm sinh lý của thiếu niên. Trong giai đoạn này, cá nhân có sự kích thích, xung động lớn, trên cơ sở đó tạo nên sự hấp dẫn giới tính, thường có tính chất vô thức. Cơ sở để hình thành phẩm chất nhân cách và tâm lý là giao tiếp trong quá trình tham gia các hoạt động khác nhau – học tập, sản xuất, nghệ thuật, thể thao và vui chơi. Đặc điểm nổi bật của giao tiếp của thiếu niên là tính cách cá nhân của chúng được thể hiện rất rõ. Sự thay đổi hoàn cảnh xã hội của sự phát triển của thiếu niên gắn liền với khao khát tích cực của chúng nhằm vươn tới thế giới người lớn với định hướng hành vi theo những chuẩn mực của thế giới đó. Cấu trúc mới là “cảm giác người lớn”, sự phát triển tự nhận thức và tự đánh giá, hứng thú với bản thân như một nhân cách, với năng lực và khả năng của mình. Điều chủ yếu nhất của sự phát triển tâm lý trong tuổi thiếu niên là sự hình thành cái mới, chưa được nhận thức một cách đầy đủ và ổn định, sự thay đổi khái niệm – cái Tôi, mong muốn hiểu chính bản thân và khả năng của mình. Ở tuổi này, diễn ra sự hình thành mẫu hoạt động phân tích – tổng hợp, hình thành tư duy trừu tượng và lý luận. Có ý nghĩa rất lớn ở lứa tuổi này là sự xuất hiện tình cảm trực thuộc một cộng đồng thiếu niên cụ thể, ý nghĩa của nó là cơ sở để đánh giá đạo đức riêng. Trong hoàn cảnh không có điều kiện để cá nhân hóa và hiện thực hóa một cách tích cực những khả năng mới của mình, sự tự khẳng định của thiếu niên có thể tiếp nhận những hình thức lệch lạc, dẫn đến những phản ứng tiêu cực.
Tóm lại, đây là giai đoạn giao thoa giữa tuổi nhi đồng (học sinh tiểu học) và tuổi thanh niên, một bước chuyển tiếp đầy biến động để các em trưởng thành. Được phản ánh bằng nhiều tên gọi khác nhau như tuổi khủng hoảng, tuổi hoa, tuổi khó bảo, tuổi mực tím, thời kỳ quá độ…
1.4.2. Những đặc trưng của tuổi thiếu niên * Thực trạng tuổi thiếu niên tại Việt Nam * Thực trạng tuổi thiếu niên tại Việt Nam
Ngày 28/2/2011, tổ chức Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo công bố "Báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2011". Trưởng đại diện UNFPA phát biểu: "Việt Nam có 26,7 triệu vị thành niên và thanh niên tuổi từ 10 đến 24, chiếm khoảng 1/3 dân số”. Năm 2013 độ tuổi từ 15 – 24 tại Việt Nam có 7916,1 nghìn người (14.9%), đến năm 2016 biến động dân số giảm còn 7510,6 nghìn người (13.8%). Đến năm 2017 Việt Nam có 23.942.527 thanh thiếu niên dưới 15 tuổi (12.536.210 nam / 11.406.317 nữ)
Theo Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, 8 tháng đầu năm 2016 toàn tỉnh tiếp nhận gần 2.000 ca nạo, phá thai. Trong đó đối tượng trẻ vị thành niên là 15 ca. Tuy nhiên, con số này là chưa đầy đủ bởi số liệu này mới chỉ ở hệ thống y tế công lập chứ không có y tế tư nhân. Các em và gia đình thường đến cơ sở y tế tư nhân vì rẻ, linh hoạt giờ giấc, kín đáo hơn. Vì vậy, con số thực tế có thể nhiều hơn rất nhiều. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Vân, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên là do các em còn thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, giới tính, tình yêu và tình dục. Việc giáo dục kiến thức giới tính vẫn ở phạm vi nhỏ hẹp, bên cạnh đó, sự quan tâm của bố mẹ còn chưa đầy đủ, cộng với những mặt trái của hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là mạng Internet dẫn đến các em ở lứa tuổi vị thành niên tò mò, tự tìm hiểu rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc”.Mang thai ở tuổi vị thành niên là chủ đề của Ngày Dân số thế giới năm 2013. Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc - UNFPA, không chỉ đơn thuần là một vấn đề về sức khỏe, mang thai ở tuổi vị thành niên làm mất đi tiềm năng ở các em gái, rút ngắn cơ hội học hành, đánh mất và hạn chế sự lựa chọn của các em trong cuộc sống, khiến những bà mẹ trẻ và cộng đồng nơi họ sinh sống chìm trong cảnh đói nghèo... Mang thai ở tuổi vị thành niên là một vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển.
Ở độ tuổi này có nhiều thay đổi về sự phát triển thể chất tâm sinh lý và bước đầu hình thành nhân cách. Sự phát triển này phụ thuộc rất nhiều vào phong tục tập quán và trình độ văn hóa của các dân tộc. Từng nước, từng dân tộc lại có những yếu
tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vị thành niên. Chính vì đây là giai đoạn con người đang trưởng thành về cơ thể, tâm sinh lý và xã hội, đang chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn, đang trong giai đoạn quyết định hành vi về sức khỏe và cũng là tiền đề sức khỏe cho cả cuộc đời, vì vậy đòi hỏi chúng ta phải quan tâm và tạo điều kiện để hướng sự phát triển của vị thành niên được tốt hơn, phù hợp chung với sự phát triển chung của xã hội và trở thành công dân tốt trong tương lai.
* Những đặc trưng của tuổi thiếu niên:
Vào giai đoạn từ 11 – 15 tuổi, các em được học tập và sinh hoạt tại môi trường Trung học cơ sở. Đây là thời kỳ các em chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, là thời kỳ đặc biệt quan trọng trong cuộc đời của các em.
Trong giai đoạn này các em có sử nhảy vọt về mặt thể chết lẫn tinh thần, các em dần có xu hướng chuyển mình sang giai đoạn người trưởng thành tách khỏi thời thơ ấu. Chính vì vậy các em có sự thay đổi khác biệt trong mọi mặt từ thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức…
Tuy nhiên, do tốc độ của sự phát triển về thể chất, điều kiện sống, điều kiện hoạt động, tốc độ của sự phát dục… tạo nên trong bản thân các em vẫn tồn tại song song hai xu hướng “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”. Các em trong giai đoạn này có xu thế cường điệu hóa những thay đổi của bản thân, các em muốn tham gia vào đời sống của người lớn nhưng kinh nghiệm vẫn còn hạn chế nên dễ dàng nảy sinh những mâu thuẫn.
Các em luôn cần sự quan tâm của người lớn theo kiểu quan hệ của hai người bạn, phụ huynh cần lắng nghe nguyện vọng của con.
Mặt khác, do hoàn cảnh sống ở các em có cùng độ tuổi lại có sự phát triển khác biệt về các khía cạnh ở tính người lớn. Hoàn cảnh có hai mặt:
Những yếu điểm của hoàn cảnh kiềm hãm sự phát triển của tính người lớn: các em chỉ tập trung vào việc học và không phải làm những nghĩa vụ khác, nhiều bậc phụ huynh chỉ muốn con tập trung việc học mà không để cho trẻ thực hiện nghĩa vụ gia đình hay xã hội.
Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển của tính người lớn: sự gia tăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc phụ huynh quá bận rộn với cuộc sống, gia
đình gặp khó khăn về mặt kinh tế, đòi hỏi bản thân trẻ phải lao động để sinh sống. Tạo nên trong trẻ tính độc lập và tự chủ hơn.
Xu hướng phát triển tính người lớn trong giai đoạn này có thể xảy ra theo các xu hướng:
Hướng sách vở, kiến thức lý thuyết. Bản thân các em chỉ tập trung vào sách vở, hiểu biết về nhiều mặt lý thuyết nhưng lại hạn chế về các mặt trong đời sống thực tiễn.
Hướng tỏ ra là người lớn. Các em thuộc xu hướng này thường ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quan tâm làm thế nào cho phù hợp với lối sống hiện tại, coi trọng giao tiếp với phụ huynh, với bạn bè lớn tuổi để bàn bạc trao đổi những vấn đề của cuộc sống, thể hiện mình là người lớn.
Bên cạnh đó, có một số em không thể hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng luôn cố gắng rèn luyện bản thân mình những đức tính của người lớn như dung cảm, tự chủ, quyết đoán, độc lập… nhưng đối khi quan hệ với bạn gái lại như trẻ con.
Trong suốt giai đoạn phát triển của đời người, tuổi thiếu niên chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt. Thời kỳ mà bản thân trẻ chuẩn bị những bước nhảy vọt để chuyển sang giai đoạn trưởng thành với những chuyển biến cực kỳ phức tạp. Thời kỳ hình thành trong bản thân những cơ sở mới, phương hướng hình thành những quan điểm xã hội và đạo đức nhân cách của một con người được hình thành, tiền đề để tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển giai đoạn tuổi thanh niên.
1.4.3. Những thay đổi thể chất của tuổi thiếu niên
1.4.3.1. Sự phát triển cơ thể của tuổi thiếu niên diễn ra mạnh mẽ những không cân đối
Bước vào giai đoạn tuổi thiếu niên, sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp trạng và tuyến thượng thận giữ vai trò quan trọng góp phần tạo nên những thay đổi lớn về mặt cơ thể củ các em từ chiều cao, cân nặng và đặc biệt chính là sự phát dục.
Về chiều cao của các em tặng vọt, qua từng năm các em có thể cao thêm từ 5 – 6 cm; về cân nặng, 2,4 – 6 kg là trọng lượng các em có thể tăng qua từng năm; sự
tang trưởng về ngực và mông là những yếu tố đáng lưu ý trong sự phát triển thể chất của các em.
Ở giai đoạn dưới 14 tuổi hệ xương các em thuộc trạng thái mềm dẻo nên cột sống dễ bị cong vẹo khi các em ngồi sai tư thế.
Khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp tăng lên và diễn ra mạnh mẽ nhất vào giai đoạn cuối tuổi thiếu niên, chính điều này làm cho các em khỏe lên rõ rệt. Tuy nhiên, sẽ có sự khác biệt giữa nữ và nam. Các em nam sẽ theo hướng cao lên và vai rộng ra; các em nữ sẽ theo hướng tròn dần và xương chậu bắt đầu giãn nở về chiều rộng…
Ở giai đoạn đầu tuổi dậy thì các em thường có thân hình cao và hơi gầy do sự phát triển của hệ cơ chậm hơn sự phát triển của hệ xương; các em dễ có cảm giác mệt mỏi bởi sự rối loạn của hệ tuần hoàn máu, do thể tích tim tăng nhanh hoạt động mạnh hơn nhưng đường kính tim lại phát triển chậm.
Chính vì sự phát triển quá nhanh nhưng không cân bằng làm cho các em dễ rơi vào trạng thái bối rối, lúng túng và vụng về.
1.4.3.2. Hoạt động thần kinh cấp cao của tuổi thiếu niên
Các em ở tuổi thiếu niên dễ dàng bị kích động, mất bình tĩnh… Nguyên nhân chính là do quá trình hung phấn chiếm ưu thế làm cho các em không kiềm chế được xúc động mạnh.
Trong giai đoạn này, các em hay nói chậm hoặc “nhát gừng”, “cộc lốc”. Nguyên nhân chính là do ở lứa tuổi thiếu niên phản xạ có điều kiện đối với những tín hiệu trực tiếp được hình thành nhanh hơn những phản xạ có điều kiện đối với tín hiệu từ ngữ. Hiện tượng này sẽ trở nên cân đối khi các em bước vào giai đoạn cuối của tuổi thiếu niên.
1.4.3.3. Hiện tượng dậy thì
Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển trong giai đoạn tuổi thiếu niên. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động, làm cho cơ thể các em xuất hiện những dấu hiệu phụ khiến chúng ta nhận ra các em đang trong độ tuổi dậy thì.
Trong giai đoạn dậy thì, các nội tiết tố sinh dục (estrogen và tetosteron) tăng dần, cơ quan sinh dục phát triển và cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sinh sản. Biểu hiện bên ngoài nổi trội đó chính là sự chín muồi của các cơ quan sinh dục, ở các em nam là hiện tượng xuất tinh, ở các em nữ là hiện tượng kinh nguyệt
- Dậy thì ở các em nữ:
+ Phát triển núm vú, quầng vú.
+ Mọc lông sinh dục: lông mu, lông nách
+ Tử cung, âm đạo, buồng trứng phát triển to ra, xương hông nở ra. + Phát triển chiều cao nhanh chóng
+ Xuất hiện kinh nguyệt
+ Các tuyến bã hoạt động mạnh, xuất hiện trứng cá - Dậy thì ở các em nam:
+ Tinh hoàn và dương vật to lên, da tinh hoàn sẫm màu lại. + Thanh quản mở rộng, vỡ tiếng, yết hầu lộ ra
+ Tăng trưởng nhanh chóng về chiều cao, các xương dài phát triển, cơ bắp ở vai, ngực, cánh tay... to ra.
+ Xuất hiện lông mu, ria mép.
+ Có xuất tinh (thường là mộng tinh hay còn gọi là “giấc mơ ướt”) + Các tuyến bã hoạt động mạnh, có trứng cá.
Độ tuổi dậy thì rơi vào khoảng từ 11 – 13 tuổi, các em nam sẽ kết thúc chậm hơn các em nữ từ 1 – 1,5 năm.
Ngoài những biểu hiện bên ngoài, sự phát dục và những chuyển biến bên trong cơ thể của các em có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những nét cấu tạo tâm lý mới: Cảm giác là người lớn; những rung cảm về mặt giới tính và sự quan tâm đặc biệt đến người bạn khác giới của mình.
1.4.4. Giao tiếp của thiếu niên với bạn bè
- Giao tiếp của thiếu niên với bạn cùng giới: hoạt động giao tiếp mang tính chất cá nhân thân tình là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi này. Nhu cầu kết bạn tâm tình, nguyện vọng hòa mình vào tập thể, tìm một chỗ đứng trong lòng tập thể là một cấu tạo tâm lý mới đặc trưng trong nhân cách thiếu niên. Lý Minh Tiên và Nguyễn