1.4. Đặc điểm tâm lý tuổi thiếu niên
1.4.3. Những thay đổi thể chất của tuổi thiếu niên
1.4.3.1. Sự phát triển cơ thể của tuổi thiếu niên diễn ra mạnh mẽ những không cân đối
Bước vào giai đoạn tuổi thiếu niên, sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp trạng và tuyến thượng thận giữ vai trò quan trọng góp phần tạo nên những thay đổi lớn về mặt cơ thể củ các em từ chiều cao, cân nặng và đặc biệt chính là sự phát dục.
Về chiều cao của các em tặng vọt, qua từng năm các em có thể cao thêm từ 5 – 6 cm; về cân nặng, 2,4 – 6 kg là trọng lượng các em có thể tăng qua từng năm; sự
tang trưởng về ngực và mông là những yếu tố đáng lưu ý trong sự phát triển thể chất của các em.
Ở giai đoạn dưới 14 tuổi hệ xương các em thuộc trạng thái mềm dẻo nên cột sống dễ bị cong vẹo khi các em ngồi sai tư thế.
Khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp tăng lên và diễn ra mạnh mẽ nhất vào giai đoạn cuối tuổi thiếu niên, chính điều này làm cho các em khỏe lên rõ rệt. Tuy nhiên, sẽ có sự khác biệt giữa nữ và nam. Các em nam sẽ theo hướng cao lên và vai rộng ra; các em nữ sẽ theo hướng tròn dần và xương chậu bắt đầu giãn nở về chiều rộng…
Ở giai đoạn đầu tuổi dậy thì các em thường có thân hình cao và hơi gầy do sự phát triển của hệ cơ chậm hơn sự phát triển của hệ xương; các em dễ có cảm giác mệt mỏi bởi sự rối loạn của hệ tuần hoàn máu, do thể tích tim tăng nhanh hoạt động mạnh hơn nhưng đường kính tim lại phát triển chậm.
Chính vì sự phát triển quá nhanh nhưng không cân bằng làm cho các em dễ rơi vào trạng thái bối rối, lúng túng và vụng về.
1.4.3.2. Hoạt động thần kinh cấp cao của tuổi thiếu niên
Các em ở tuổi thiếu niên dễ dàng bị kích động, mất bình tĩnh… Nguyên nhân chính là do quá trình hung phấn chiếm ưu thế làm cho các em không kiềm chế được xúc động mạnh.
Trong giai đoạn này, các em hay nói chậm hoặc “nhát gừng”, “cộc lốc”. Nguyên nhân chính là do ở lứa tuổi thiếu niên phản xạ có điều kiện đối với những tín hiệu trực tiếp được hình thành nhanh hơn những phản xạ có điều kiện đối với tín hiệu từ ngữ. Hiện tượng này sẽ trở nên cân đối khi các em bước vào giai đoạn cuối của tuổi thiếu niên.
1.4.3.3. Hiện tượng dậy thì
Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển trong giai đoạn tuổi thiếu niên. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động, làm cho cơ thể các em xuất hiện những dấu hiệu phụ khiến chúng ta nhận ra các em đang trong độ tuổi dậy thì.
Trong giai đoạn dậy thì, các nội tiết tố sinh dục (estrogen và tetosteron) tăng dần, cơ quan sinh dục phát triển và cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sinh sản. Biểu hiện bên ngoài nổi trội đó chính là sự chín muồi của các cơ quan sinh dục, ở các em nam là hiện tượng xuất tinh, ở các em nữ là hiện tượng kinh nguyệt
- Dậy thì ở các em nữ:
+ Phát triển núm vú, quầng vú.
+ Mọc lông sinh dục: lông mu, lông nách
+ Tử cung, âm đạo, buồng trứng phát triển to ra, xương hông nở ra. + Phát triển chiều cao nhanh chóng
+ Xuất hiện kinh nguyệt
+ Các tuyến bã hoạt động mạnh, xuất hiện trứng cá - Dậy thì ở các em nam:
+ Tinh hoàn và dương vật to lên, da tinh hoàn sẫm màu lại. + Thanh quản mở rộng, vỡ tiếng, yết hầu lộ ra
+ Tăng trưởng nhanh chóng về chiều cao, các xương dài phát triển, cơ bắp ở vai, ngực, cánh tay... to ra.
+ Xuất hiện lông mu, ria mép.
+ Có xuất tinh (thường là mộng tinh hay còn gọi là “giấc mơ ướt”) + Các tuyến bã hoạt động mạnh, có trứng cá.
Độ tuổi dậy thì rơi vào khoảng từ 11 – 13 tuổi, các em nam sẽ kết thúc chậm hơn các em nữ từ 1 – 1,5 năm.
Ngoài những biểu hiện bên ngoài, sự phát dục và những chuyển biến bên trong cơ thể của các em có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những nét cấu tạo tâm lý mới: Cảm giác là người lớn; những rung cảm về mặt giới tính và sự quan tâm đặc biệt đến người bạn khác giới của mình.