Những kênh tìm hiểu về giới tính của học sinh lớp 9

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9, tỉnh bạc liêu (Trang 73 - 74)

2.3. Kết quả khảo sát nhận thức và thái độ về giáo dục giới tính của học sinh

2.3.2. Những kênh tìm hiểu về giới tính của học sinh lớp 9

Bảng 2.8. Những kênh tìm hiểu về giới tính của học sinh lớp 9

STT Nguồn hiểu biết về giới tính Tần số Xếp hạng

1 Chương trình giáo dục giới tính tại trường 81 3 2 Kiến thức từ sách giáo khoa 72 5

3 Mạng xã hội 133 1

4 Kênh truyền thông 80 4 5 Truyền dạy của người lớn 97 2

6 Ý kiến khác 40 6

Qua bảng 2.8 chúng ta thấy:

Khi được hỏi “Những hiểu biết của bạn về giới tính thông qua đâu?” với câu trả lời cho sẵn có thể chọn nhiều đáp án. Chúng ta dễ dàng nhận thấy: đáp án có nhiều học sinh lựa chọn nhất là “Mạng xã hội” (n = 133). Điều này cũng dễ dàng hiểu được, với sự phát triển vượt trội của công nghệ thông tin, mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube,…) trở thành một “chìa khóa vạn năng” trong việc học tập, kết giao bạn bè và tìm kiếm thông tin, mọi thứ “cần là có” trên mạng xã hội giúp các em dễ dàng tìm hiểu về các thông tin giáo dục giới tính thông qua các bài báo, bài tham luận, quảng cáo hoặc trao đổi thông tin cùng bạn bè. Tuy nhiên, mạng xã hội lại là con dao hai lưỡi có lợi nhưng cũng có hại, bởi các em còn đang tuổi dậy thì nên tính tò mò sẽ rất cao và khó kiểm soát được những thông tin độc hại.

Đáp án có nhiều lựa chọn thứ hai là “sự truyền dạy của người lớn” (n = 97). Cha mẹ là những người thân thiết nhất mà các em có thể dễ dàng trò chuyện, tâm sự, đặc biệt là những vấn đề “thầm kín”. Bởi lẽ, chuyện giới tính nói chung và dậy thì nói riêng, học sinh khó có thể trò chuyện với ai ngoài cha mẹ, những người từng trải, có kinh nghiệm, đặc biệt là mẹ. Nhưng đôi lúc vì không biết cách hoặc vẫn còn sự ngượng ngùng mà cha mẹ chưa truyền đủ cho con kinh nghiệm cũng như kiến thức, đặt ra vấn đề lớn cho phụ huynh cũng như thầy cô trong nhà trường, phải đảm bảo đầy đủ và thiết thực.

Đáp án có lựa chọn ít hơn và có số lựa chọn tương đương nhau, đó là: “chương trình giáo dục tại trường” (n = 81) và “kênh truyền thông” (n = 80).

Trong số năm đáp án chúng tôi gợi ý, đáp án có ít lựa chọn nhất là: “kiến thức từ sách giáo khoa” (n = 72), bởi lẽ, tìm hiểu về giáo dục giới tính qua sách vở có thể nói là “khó” đối với học sinh THCS, do những sách về chủ đề này khá ít ỏi, thêm nữa là tâm lý “sợ bị phán xét” khi bạn bè hoặc người khác nhìn thấy những quyển sách về chủ đề này trên tay các em. Vấn đề được đặt ra làm nhà trường là nơi các em sinh hoạt gắn bó nhiều nhất, có ảnh hưởng rất lớn trong việc cung cấp kiến thức về giới tính cho học sinh, người làm công tác giáo dục giới tính phải phát huy được hết vai trò của mình để là nguồn cung cấp tin cậy thông tin cho các em.

Để làm rõ hơn về vấn đề “kiến thức từ sách giáo khoa”, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn trên giáo viên đang giảng dạy tại 4 trường với câu hỏi “Ở trường của thầy/cô có tổ chức các buổi học về giáo dục giới tính cho học sinh hay không?” và câu trả lời nhận được là 75% giáo viên trả lời là “không có” hoặc “chưa có”. Dường như các vấn đề về giáo dục giới tính tại các trường THCS vẫn còn là một trong những vấn đề “bỏ ngõ”, một phần là do chưa có nhiều giáo viên có chuyên môn trong lĩnh vực này và nhiều trường chưa thật sự quan tâm nên khá ít học sinh biết đến kiến thức giáo dục giới tính từ nhà trường.

Bên cạnh đó, những đáp án khác (n=40) được các em đưa ra phần lớn thuộc về ý kiến “nghe nói từ bạn bè”. Điều này cho chúng ta thấy rằng, bạn bè ảnh hưởng không nhỏ trong việc tìm hiểu nguồn thông tin về giáo dục giới tính với bản thân các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9, tỉnh bạc liêu (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)