Thái độ của học sinh trước những biến đổi cơ thể tuổi dậy thì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9, tỉnh bạc liêu (Trang 79 - 81)

2.3. Kết quả khảo sát nhận thức và thái độ về giáo dục giới tính của học sinh

2.3.8. Thái độ của học sinh trước những biến đổi cơ thể tuổi dậy thì

Bảng 2.14. Thái độ của học sinh nữ trước những biến đổi cơ thể tuổi dậy thì

STT Nội dung ĐTB ĐLC Xếp

hạng

1 Tăng nhanh về cân nặng, phát triển chiều

cao 2,66 ,716 1

2 Tuyến vú phát triển 2,65 ,734 2 3 Tiết dịch ở âm đạo 2,55 ,693 4 4 Cơ quan sinh dục phát triển 2,63 ,745 3 5 Mọc lông ở vùng nách, vùng tam giác 2,47 ,871 5 6 Kinh nguyệt xuất hiện 2,32 ,826 6

ĐTB chung 2,55

Từ bảng số liệu 2.14:

“Thái độ của học sinh nữ trước những biến đổi cơ thể tuổi dậy thì” chúng ta có thể thấy: khi có những biến đổi về mặt cơ thể khi đến tuổi dậy thì, học sinh nữ coi đó là chuyện hết sức bình thường (ĐTB = 2,55). Chứng tỏ học sinh nữ khá vững vàng về mặt tâm lý khi đối diện với các vấn đề giới tính, điều này cho thấy các em đã chuẩn bị tâm thế vững vàng trước khi bước vào tuổi dậy thì và coi đó là một sự việc bình thường của mỗi người đều trải qua. Kết hợp phỏng vấn em LTKO (học sinh lớp 9, trường THCS Phong Phú), em cho biết: “dậy thì đối với em khá bình thường, tuy có một chút ngạc nhiên khi em đến tuổi dậy thì nhưng em đã được mẹ giáo dục từ trước khi dậy thì nên mọi thứ không có gì làm em sợ hãi cả”.

bảng giá trị trung bình chúng ta dễ dàng nhận thấy yếu tố “Tăng nhanh về cân nặng, phát triển chiều cao” có giá trị trung bình cao nhất (ĐTB = 2,66). Đây là một dấu hiệu thay đổi tuổi dậy thì một cách khá chậm rãi, thông thường, chúng ta không nhận biết được mình cao lên hay không cao lên, nặng thêm hay không nặng thêm bằng cách nhìn bằng mắt hay soi gương, chỉ có thể nhận biết bằng các phép đo; vì thế, khi chiều cao và cân nặng phát triển một cách từ từ, các em coi đó là một chuyện tự nhiên.

Hoàn toàn ngược lại với sự tăng trưởng chiều cao, cân nặng, giá trị trung bình của dấu hiệu “kinh nguyệt xuất hiện” thể hiện thấp nhất (ĐTB = 2,23). Chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu quan trọng đánh dấu giai đoạn dậy thì ở nữ. Nếu như các dấu hiệu thay đổi cơ thể tuổi dậy thì khác ở nữ phát triển một cách từ từ thì chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện một cách đột ngột. Nếu các em không được trang bị kiến thức giáo dục giới tính và vệ sinh thân thể trước khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu thì việc cảm thấy lo lắng, ngạc nhiên thậm chí xấu hổ nếu lâm vào các tình huống “không biết trốn vào đâu” cũng là chuyện có thể dễ hiểu. Trao đổi phỏng vấn với học sinh NTMD (lớp 9/2, trường THCS Giá Rai B) em kể: “lần đầu tiên em tới ngày “đèn đỏ”, đối với em nó rất đột ngột xuất hiện lúc em đang ngồi học trong lớp. Mặc dù đã được mẹ dạy từ trước nhưng em vẫn không khỏi lúng túng khi gặp tình huống quá éo le như thế”.

Bảng 2.15. Thái độ của học sinh nam trước những biến đổi cơ thể tuổi dậy thì

STT Nội dung ĐTB ĐLC Xếp

hạng

1 Tăng nhanh về cân nặng, phát triển chiều cao 2,46 ,888 1 2 Dương vật cương cứng 2,24 ,953 5

3 Vỡ giọng 2,31 ,907 4

4 Cơ quan sinh dục phát triển 2,41 ,892 2 5 Mọc lông ở vùng nách, vùng tam giác 2,32 ,943 3 6 Xuất hiện hiện tượng mộng tinh 2,23 ,885 6

Kết quả khảo sát ở nam cũng tương tự kết quả khảo sát về thái độ ở nữ đó là đều nằm ở mức độ cao (ĐTB = 2,33). Cả học sinh nam và học sinh nữ đều thấy hiện tượng “tăng trưởng chiều cao, cân nặng” là chuyện rất bình thường. Đây cũng là đáp án có giá trị trung bình cao nhất (ĐTB = 2,46). Nếu như hiện tượng có chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng đánh dấu giai đoạn dậy thì ở nữ thì giai đoạn dậy thì ở nam giới được đánh dấu bằng hiện tượng mộng tinh. Tương tự như ở nữ, hiện tượng mộng tinh xuất hiện rất đột ngột vào ban đêm mà không có tín hiệu nào báo trước, nên nhiều dẫn đến nhiều em dễ cảm thấy ngạc nhiên, lo lắng, xấu hổ,… Chính vì lẽ đó, nên đây cũng là dấu hiệu có giá trị trung bình thấp nhất trong các dâu hiệu được khảo sát (ĐTB = 2,23). Em LTK (học sinh lớp 9/5, trường THCS Hiệp Thành) cho biết: “Em dậy thì năm 14 tuổi, trước đó em không biết thế nào là dậy thì cả. Một hôm em thức dậy thì phát hiện đáy quần mình ướt vì có chất nhầy, lúc đó em rất lo lắng, không biết mình có bị bệnh gì hay không”.

Nhìn chung, qua tự đánh giá về thái độ đối với các vấn đề thay đổi cơ thể trong tuổi dậy thì có sự khác biệt giữa nam và nữ, giá trị trung bình của học sinh nữ cao hơn hẳn so với học sinh nam (ĐTB = 2,55 so với ĐTB = 2,33). Các em đều có thái độ khá bình tĩnh khi tiếp nhận những thay đổi về mặt sinh lý khi đến tuổi dậy thì. Đây là tín hiệu rất đáng mừng ở thời điểm hiện tại trong việc giáo dục giới tính dành cho học sinh THCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và thái độ về giới tính của học sinh lớp 9, tỉnh bạc liêu (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)