1.2.2.1. Đặc điểm chung của đầu tư XDCB
Thứ nhất, đầu tư XDCB là hoạt động đòi hỏi lượng vốn lớn và nằm
đọng lại trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Đầu tư XDCB để tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế, là những điều kiện kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế như: xây dựng hệ thống hạ tầng, các nhà máy và mua sắm các thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại...đầu tư XDCB cần một lượng vốn lớn. Vì vậy, quản lý đầu tư XDCB phải thiết lập các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo tiền vốn được sử dụng đúng mục đích, tránh ứ đọng và thất thoát vốn đầu tư, đảm bảo cho quá trình đầu tư xây dựng các công trình được thực hiện đúng theo kế hoạch và tiến độ đã được duyệt.
Thứ hai, đầu tư XDCB có tính chất lâu dài, thời gian thực hiện dự án và
thời gian phát huy tác dụng của dự án thường trải qua nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra. Vì vậy, các yếu tố thay đổi theo thời gian sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quản lý đầu tư XDCB, chẳng hạn: giá cả, lạm phát, lãi suất…
Thứ ba, đầu tư XDCB được tiến hành trong tất cả các nền kinh tế quốc
dân, các lĩnh vực kinh tế - xã hội như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, y tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh...nên sản phẩm xây dựng cơ bản có nhiều loại hình công trình: công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật…mỗi loại hình công trình có đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng.
Thứ tư, đầu tư XDCB thường được tiến hành ngoài trời nên luôn chịu
ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết và lực lượng thi công xây dựng công trình thường xuyên phải di chuyển theo nơi phát sinh nhu cầu đầu tư xây dựng công trình. Vì vậy, quản lý đầu tư XDCB phải thúc đẩy quá trình tổ chức hợp lý các yếu tố về nhân lực, máy móc thi công...nhằm giảm bớt lãng phí, thiệt hại về vốn đầu tư trong quá trình thực hiện.
Thứ năm, sản phẩm đầu tư XDCB là các công trình xây dựng gắn liền
với đất xây dựng công trình, sản phẩm đầu tư XDCB có tính đơn chiếc, mỗi hạng mục công trình, công trình có một thiết kế và dự toán riêng tùy thuộc vào mục đích đầu tư và điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu, thời tiết...của nơi đầu tư xây dựng công trình.
Thứ sáu, đầu tư XDCB là hoạt động mang tính rủi ro cao. Rủi ro trong
lĩnh vực đầu tư XDCB chủ yếu là do thời gian của quá trình đầu tư kéo dài. Trong thời gian này, các yếu tố kinh tế, chính trị và cả tự nhiên biến động sẽ gây nên những thất thoát, lãng phí, gọi chung là những tổn thất mà các nhà đầu tư không lường hết được khi lập dự án đầu tư xây dựng. Các yếu tố bão
lụt, động đất, chiến tranh có thể tàn phá các công trình được đầu tư. Sự thay đổi cơ chế chính sách của nhà nước như: chính sách thuế, thay đổi mức lãi suất, thay đổi nguồn nhiên liệu, nhu cầu sử dụng cũng có thể gây nên thiệt hại cho hoạt động đầu tư.
Thứ bảy, đầu tư XDCB liên quan đến nhiều ngành. Hoạt động đầu tư
xây dựng liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và diễn ra ở phạm vi nhiều địa giới hành chính khác nhau. Do vậy, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quản lý và phải quy định rõ phạm vi trách nhiệm của các chủ thể tham gia thực hiện dự án.
1.2.2.2. Đặc điểm đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Đối với đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN ngoài những đặc điểm chung như trên còn có những đặc điểm khác biệt sau:
Thứ nhất, đầu tư XDCB từ NSNN chủ yếu là đầu tư xây dựng các công
trình hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn, hiệu quả kinh tế - xã hội do đầu tư những công trình này đem lại là rất lớn và có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của từng địa phương.
Thứ hai, đầu tư XDCB từ NSNN thường chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất trong tổng đầu tư phát triển từ NSNN của cả nước nói chung và một địa phương nói riêng.
Thứ ba, Chính phủ trung ương hay chính quyền địa phương tham gia trực tiếp vào quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng các công trình thuộc nguồn vốn NSNN nhằm đảm bảo sự phù hợp với chiến lược, qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ tư, các công trình sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN phụ thuộc
rất lớn vào qui mô và khả năng cân đối của ngân sách.
Thứ năm, vốn từ NSNN trong hoạt động đầu tư XDCB được kiểm tra,
hiệu quả, lãng phí hoặc phổ biến là tham ô, tham nhũng, gây thất thoát NSNN.