Các giải pháp hoàn thiện khác

Một phần của tài liệu LUẬN văn HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG hạ TẦNG và PHÁT TRIỂN đô THỊ đà NẴNG (Trang 116 - 120)

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong công tác kiểm soát đầu tư XDCB cũng vậy nhất là trong điều kiện hiện nay, các tiến bộ kỹ thuật mới về xây dựng cũng như công nghệ thông tin ứng dụng trong quản lý phát triển mạnh mẽ, thay đổi hàng ngày cùng với đó là sự thay đổi liên tục về các quy định của Nhà nước đối với công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một yêu cầu thường xuyên tại các ban QLDA.

Yêu cầu đối với đội ngũ nhân viên đó là: Nắm vững chế độ chính sách về đầu tư xây dựng cơ bản, quy trình thực hiện đầu tư, các nội dung trong quy trình đó, các quy định về đấu thầu, nghiệm thu, thanh toán, có trình độ chuyên môn về kế toán, tài chính hoặc về xây dựng (tùy vào phòng chức năng), nhiệt tình trong công tác, cẩn thận và có trách nhiệm.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Ban Quản lý cần thực hiện các công tác sau:

- Thứ nhất, về vấn đề tuyển dụng: Hiện nay, số lượng công trình giao cho Ban Quản lý làm chủ đầu tư và điều hành giám sát ngày càng tăng, các công trình có mức đầu tư lớn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số các công trình. Tuy nhiên, số lượng cán bộ vẫn theo đề án vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền duyệt ban đầu khi thành lập Ban. Lãnh đạo Ban Quản lý cần chỉ đạo phòng Tổ chức - Hành chính phối hợp với các phòng chức năng nghiên cứu và điều chỉnh đề án vị trí việc làm phù hợp trình Sở Nội vụ và UBND thành phố phê duyệt. Đây là cơ sở để Ban Quản lý tuyển dụng và bố trí cán bộ phục vụ yêu cầu hoạt động phù hợp.

+ Đối với việc tuyển dụng, Ban Quản lý cần có những cơ chế thu hút các sinh viên giỏi chuyên ngành xây dựng, tài chính kế toán, quản lý dự án hoặc những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản về làm việc bằng chế độ thi tuyển công khai, công bằng đi kèm với các cam

kết về lương, phụ cấp, phúc lợi.

- Thứ hai, về vấn đề bố trí cán bộ: Căn cứ vào tính chất phức tạp của từng dự án và trình độ của từng cán bộ mà bố trí công việc một cách hợp lý. Phân công công việc rõ ràng gắn với trách nhiệm cụ thể cùng với chế độ khen thưởng rõ ràng.

- Thứ ba, về bồi dưỡng cán bộ:

+ Thường xuyên tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên đi học nâng cao trình độ.

+ Kết hợp với các tổ chức đào tạo tiến hành mở các lớp đào tạo ngoài giờ để phổ biến các kiến thức mới nhất trong ngành.

+ Tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm trong đơn vị và với các Ban QLDA khác của thành phố.

- Tăng cường hệ thống thông tin báo cáo, quản lý các dự án tại đơn vị

Hiện nay, hệ thống quản lý thông tin của dự án tại Ban Quản lý chưa thực sự tốt. Vì vậy, Ban Quản lý cần khẩn trương hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin, mạng nội bộ phục vụ việc triển khai ứng dụng các phần mềm quản lý dự án vào công tác.

Áp dụng một số phần mềm quản lý dự án và hướng dẫn, yêu cầu cán bộ làm dự án sử dụng phần mềm quản lý dự án, lập dự toán, quản lý thông tin,… vào công việc hàng ngày. Một số phần mềm tác giả đề xuất là MS. Project, MyCollab, faceworks, Smartbooks Project Solutions,…

Thiết lập cơ chế và quy trình quản lý thông tin nội bộ để nâng cao chất lượng lưu trữ hồ sơ, trao đổi, tra cứu thông tin dự án, thông tin chỉ đạo điều hành, phản hồi từ cấp dưới lên cấp trên.

Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp tư vấn, hỗ trợ thực hiện một hoặc một số giải pháp trên.

- Giải pháp đối với các chủ thể tham gia dự án đầu tư XDCB từ ngân

sách nhà nước

Kiểm soát, quản lý chất lượng công trình xây dựng là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: Cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu, các tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng.

Cấp quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính hiệu quả dự án đầu tư. Trong công tác thẩm định, phê duyệt hồ sơ của các cơ quan quản lý nhà nước như: Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Sở Xây thẩm định dự toán, thiết kế, Sở Tài chính thẩm định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành,...Các Sở cần chủ động nâng cao chất lượng thẩm định các thủ tục đầu tư đồng thời giảm thiểu thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt các thủ tục đầu tư dự án để đảm bảo dự án hoàn thiện trong thời gian quy định.

Có chế tài thưởng, phạt đối, gắn trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, hình thức, mức xử lý nếu tổ chức, cá nhân thẩm định dự án báo cáo kết quả thẩm định thiếu khoa học, không phù hợp thực tế… làm thất thoát, lãng phí NSNN.

Trong giai đoạn khảo sát ngoài sự giám sát của chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát xây dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát. Trong giai đoạn thiết kế, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình. Chủ đầu tư nghiệm thu sản phẩm thiết kế và chịu trách về các bản vẽ thiết kế giao cho nhà thầu.

Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị có các hoạt động quản lý chất lượng và tự giám sát của nhà thầu, giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư, giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.

Trong giai đoạn bảo hành chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, phát hiện hư hỏng để yêu cầu sửa chữa, thay thế, giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa đó.

Một phần của tài liệu LUẬN văn HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG hạ TẦNG và PHÁT TRIỂN đô THỊ đà NẴNG (Trang 116 - 120)