Kiểm soát trong công tác lựa chọn nhà thầu

Một phần của tài liệu LUẬN văn HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG hạ TẦNG và PHÁT TRIỂN đô THỊ đà NẴNG (Trang 37 - 39)

Trong chu trình các bước thực hiện dự án, việc lựa chọn nhà thầu xây dựng có một ý nghĩa rất quan trọng. Vì quá trình thực hiện các dự án xây dựng luôn luôn tiềm ẩn và nảy sinh nhiều yếu tố rủi ro cả trong kỹ thuật lẫn tài chính có thể làm sai lệch tiến độ dự án. Kinh nghiệm của nhiều nhà quản lý lâu năm đã chỉ ra rằng, biện pháp cơ bản để rút ngắn thời gian thực hiện các dự án chính là khả năng phối hợp tốt giữa những con người cụ thể với toàn bộ các công việc của dự án ngay từ thời điểm đầu tiên đến khi kết thúc công trình. Do đó, các nhà thầu được lựa chọn nếu đạt được các tiêu chuẩn yêu cầu cả về trình độ, năng lực lẫn khả năng tổ chức, sẽ là một trong các yếu tố căn bản giúp đẩy nhanh tiến độ dự án mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình xây dựng.

Công tác lựa chọn nhà thầu được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế dự toán, thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị, giám sát thi công và các hoạt động có liên quan khác đến dự án. Việc lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng.

- Nhà thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp yêu cầu dự án, có giá thầu hợp lý.

- Khách quan, công khai, minh bạch, công bằng.

- Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có quyền quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Kiểm soát trong công tác lựa chọn nhà thầu đáp ứng các nguyên tắc trên bao gồm:

- Kiểm soát tính hợp lệ về tư cách nhà thầu tham gia các gói thầu của dự án đầu tư XDCB.

- Kiểm soát việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu bao gồm:

+ Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự về quy mô, tính chất kỹ thuật, điều kiện địa lý, địa chất, hiện trường (nếu có), kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu.

+ Năng lực kỹ thuật: Số lượng, trình độ cán bộ chuyên môn chủ chốt, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu, số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu.

+ Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, các hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực tài chính của nhà thầu.

- Kiểm soát các tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật:

+ Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công.

+ Tiến độ thi công.

+ Các biện pháp đảm bảo chất lượng.

+ Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động.

+ Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó.

- Kiểm soát giá dự thầu.

Một phần của tài liệu LUẬN văn HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG hạ TẦNG và PHÁT TRIỂN đô THỊ đà NẴNG (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w