THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT ĐẦU TƯ XDCB TỪ

Một phần của tài liệu LUẬN văn HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG hạ TẦNG và PHÁT TRIỂN đô THỊ đà NẴNG (Trang 58 - 80)

NGUỒN NSNN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG

2.2.1. Kiểm soát trong công tác lựa chọn nhà thầu

Công tác lựa chọn nhà thầu là công tác quan trọng trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhằm lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện các công việc của dự án.

Các nhà thầu thi công là một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của các dự án xây dựng. Nếu chủ đầu tư lựa chọn được các nhà thầu thi công có đủ năng lực phù hợp với dự án của họ, dự án sẽ được hoàn thành với chất lượng cao, hiệu quả trong công tác đấu thầu chính là hiệu quả trong công tác đầu tư XDCB.

Kiểm soát lựa chọn nhà thầu trong xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý tuân theo các quy định của Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ, các văn bản chuyên ngành, các tiêu chuẩn kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

2.2.1.1. Về hình thức lựa chọn nhà thầu

Tại Ban QLDA đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng, hai hình thức lựa chọn nhà thầu được áp dụng là chỉ định thầu và đấu thầu rộng rãi.

- Chỉ định thầu: Là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Hình thức này áp dụng đối với các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng và các gói thầu xây lắp, thiết bi không quá 01 tỷ đồng.

- Đấu thầu rộng rãi: Là hình thức đầu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Hình thức đấu thầu này có ưu điểm nổi bật là tính cạnh tranh cao, Chủ đầu tư có nhiều cơ hội để lựa chọn nhà thầu phù hợp nhất trong các đơn vị tham gia dự thầu, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các nhà thầu, hạn chế tiêu cực trong đấu thầu, kích thích các nhà thầu phải thường xuyên nâng cao năng lực. Hình thức này áp dụng đối với các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn có giá gói thầu lớn hơn 500 triệu đồng và các gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa lớn hơn 01 tỷ đồng.

2.2.1.2. Quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu

Công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu được Ban Quản lý thực hiện theo quy trình được thể hiện qua sơ đồ 2.2 sau:

Sơ đồ 2.2. Quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu

- Sau khi Báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư được UBND thành phố phê duyệt, Ban Quản lý tiến hành lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án (gồm các nội dung: hình thức lựa chọn nhà thầu, giá gói thầu, thời gian tổ chức lựa chọn) trình Sở kế hoạch và Đầu tư thẩm định nội dung của kế hoạch LCNT.

- Sau khi thẩm định nội dung, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND kỹ thuật hoặc dự án đầu tư

Lập và trình phê duyệt kế hoạch LCNT

Phê duyệt kế hoạch LCNT

Thương thảo và ký hợp đồng với nhà thầu trúng

thầu Lập HSYC và thẩm định

phê duyệt HSYC Phát hành HSYC cho nhà thầu được chỉ định

Nhà thầu nộp HSĐX, đánh giá hồ sơ đề xuất

Phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu

Lập HSMT và thẩm định phê duyệt HSMT Thông báo mời thầu

Tổ chức đấu thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu

Phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu

thành phố phê duyệt kế hoạch LCNT.

- Căn cứ vào kế hoạch LCNT được UBND thành phố phê duyệt, Ban Quản lý tiến hành công tác lựa chọn nhà thầu.

(1) Đối với những gói thầu xác định lựa chọn theo hình thức chỉ định thầu:

+ Ban Quản lý lập hồ sơ yêu cầu, thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu. + Xác định nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu, gửi hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu.

+ Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo các nội dung của hồ sơ yêu cầu.

+ Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu. Thẩm định, phê duyệt kết quả chỉ định thầu và thông báo cho nhà thầu.

+ Ban Quản lý tiến hành hoàn thiện và ký kêt hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

(2) Đối với những gói thầu xác định lựa chọn theo hình thức đấu thầu rộng rãi:

+ Ban Quản lý lập hồ sơ mời thầu, thẩm định và phê duyệt. Hồ sơ mời thầu bao gồm những nội dung sau: thông báo mời thầu, những yêu cầu liên quan đến mặt hàng, dịch vụ được đấu thầu, phương pháp định giá, so sánh, xếp hạng, lựa chọn nhà thầu, những chỉ dẫn liên quan đến đấu thầu và một số yêu cầu khác về thực hiện gói thầu.

+ Sau khi phê duyệt hồ sơ mời thầu, Ban Quản lý lập thông báo mời thầu và đăng tải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên Báo Đấu thầu và Báo Đà Nẵng. Thông báo mời thầu phải có đủ các yếu tố: tên địa chỉ của bên mời thầu, tóm tắt nội dung đấu thầu, thời hạn, địa điểm và

thủ tục nhận hồ sơ mời thầu, có chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu.

+ Thông báo mời thầu được đăng tải rộng rãi, những nhà thầu quan tâm đến gói thầu sẽ làm thủ tục tham gia đấu thầu, nhà thầu là những thương nhân có đủ khả năng cung cấp mặt hàng, dịch vụ cho gói thầu. Căn cứ vào hồ sơ dự thầu của các đơn vị, Ban Quản lý tiến hành xét thầu, lựa chọn đơn vị trúng thầu.

+ Sau khi đánh giá hồ sơ và lựa chọn được nhà thầu có đủ điều kiện và điểm chấm cao nhất, Ban Quản lý phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và thông báo kết quả đấu thầu cho các bên tham gia dự thầu.

+ Ban Quản lý tiến hành hoàn thiện và ký kết thương thảo hợp đồng, hợp đồng với bên trúng thầu trên cơ sơ sau đây: kết quả đấu thầu, các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu.

2.2.1.3.Nội dung và phương pháp kiểm soát

Ban Quản lý kiểm soát chặt chẽ trong trong các khâu của quy trình lựa chọn nhà thầu, đặc biệt là trong xem xét, đánh giá hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu của các nhà thầu với mục đích nhằm lựa chọn được các nhà thầu phù hợp, có năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc của dự án.

Trách nhiệm kiểm soát

Trách nhiệm kiểm soát thuộc vể Tổ chuyên gia. Kết quả đấu thầu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tổ chuyên gia xét thầu. Việc xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, do nhận thức, hiểu biết về quy chế đấu thầu của tổ chuyên gia chưa đúng, chưa đầy đủ nên đã hủy một số hồ sơ dự thầu hợp lệ hoặc chấp nhận hồ sơ dự thầu không hợp lệ. Vì vậy, Giám đốc Ban Quản lý rất kỹ lưỡng trong việc lựa chọn nhân sự đơn vị tham gia xét thầu.

Tùy theo tính chất, quy mô của công trình, Giám đốc Ban Quản lý ra quyết định thành lập tổ chuyên gia và số lượng thành viên của tổ chuyên gia. Nhiệm vụ của tổ chuyên gia là đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Thông thường tổ chuyên gia xét các gói thầu tại Ban Quản lý gồm ít nhất 05 thành viên, trong đó

tổ trưởng là Phó Giám đốc phụ trách công trình, các thành viên còn lại thuộc các phòng Kế hoạch, Tài chính - Kế toán và Điều hành - Giám sát. Tổ trưởng chịu trách nhiệm chung trong công tác xét thầu, mỗi tổ viên được phân chia trách nhiệm cụ thể: 01 thành viên xét tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất hoặc hồ sơ dự thầu, 01 thành viên xét các chỉ tiêu về chất lượng, 01 thành viên xét các chỉ tiêu về năng lực, 01 thành viên xét về chỉ tiêu giá cả. Mọi diễn biến của quá trình xét chọn đơn vị trúng thầu được yêu cầu phải ghi vào biên bản và có chữ ký của các thành viên trong tổ chuyên gia.

Đối với các sai phạm do các thành viên tổ chuyên gia cố ý gây ra nhằm mục đích làm sai lệch kết quả đấu thầu tùy theo tính chất sai phạm sẽ bị xử lý bằng các hình thức kỷ luật.

Kiểm soát trong hình thức chỉ định thầu

Căn cứ vào kết quả lựa chọn nhà thầu và thực hiện công việc của các gói thầu tương tự, Ban Quản lý xác định nhà thầu có khả năng thực hiện tốt công việc tư vấn, phi tư vấn hoặc xây lắp, lắp đặt thiết bị để gửi hồ sơ yêu cầu. Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo các nội dung trong hồ sơ yêu cầu.

Tổ chuyên giá tiến hành kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề xuất của nhà thầu với các nội dung sau:

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất. Hồ sơ đề xuất phải có đầy đủ số lượng tài liệu đúng theo hồ sơ yêu cầu về: bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất, đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền, bảo đảm dự thầu, hồ sơ chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu, hồ sơ chứng minh năng lực và kinh nghiệm, đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính, các hồ sơ yêu cầu khác.

- Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự về quy mô, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu.

công việc, giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu. - Đối với gói thầu xây lắp thì đánh giá thêm về:

+ Biện pháp thi công.

+ Kiểm tra sự hiện hữu của các thiết bị thi công.

+ Kiểm tra sự trung thực về số lượng kỹ thuật, cán bộ chủ chốt, công nhân thi công qua các bảng lương gần nhất, hợp đồng lao động.

+ Kiểm tra thông tin về các công trình đã thi công và các công trình đang thi công dở dang để xét khả năng, năng lực thi công của nhà thầu.

- Giá đề nghị trong hồ sơ đề xuất không được vượt dự toán gói thầu được duyệt.

- Trong quá trình đánh giá, Ban Quản lý mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất.

Kiểm soát trong hình thức đấu thầu

Quy trình xét thầu được tiến hành theo các bước sau đây:

Sơ đồ 2.3. Quy trình xét thầu trong đấu thầu rộng rãi tại Ban Quản lý

Chỉ tiêu giá cả

Không hợp lệ

Xem xét hồ sơ của các đơn vị dự thầu

Xem xét tính hợp lệ của HSDT

Yêu cầu làm rõ nội dung HSDT (nếu có)

Sửa chữa các sai sót (nếu có) Đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu Lựa chọn đơn vị trúng thầu Chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng

Chỉ tiêu thời gian hoàn thành công trình

Loại

Không sửa chữa

Loại

Không làm rõ

Để tiến hành công việc xét thầu, tổ chuyên gia nghiên cứu kĩ lưỡng hồ sơ dự thầu, hồ sơ năng lực của các đơn vị tham gia đấu thầu. Kết quả đấu thầu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tổ chuyên gia xét thầu. Mỗi thành viên chịu trách nhiệm về kết quả công việc được giao để thực hiện các công việc:

- Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, hồ sơ nào không hợp lệ thì loại trước khi đánh giá, hồ sơ nào chưa rõ hoặc cần phải sửa chữa thì yêu cầu làm rõ, sửa chữa trước khi đánh giá.

- Đánh giá các chỉ tiêu tài chính, kỹ thuật, giá cả, thời gian hoàn thành và biện pháp thi công.

- Kiểm tra sự hiện hữu của các thiết bị thi công.

- Kiểm tra sự trung thực về số lượng kỹ thuật, cán bộ chủ chốt, công nhân thi công qua các bảng lương gần nhất, hợp đồng lao động.

- Kiểm tra thông tin về các công trình đã thi công và các công trình đang thi công dở dang để xét khả năng, năng lực thi công của nhà thầu.

* Phương pháp xét thầu

- Đánh giá chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng

Mỗi công trình, dự án thi công xây dựng khác nhau sẽ đòi hỏi trình độ, kỹ thuật thi công và kinh nghiệm khác nhau. Để đảm bảo công trình được thi công đúng như thiết kế đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho Chủ đầu tư nói riêng và cộng đồng nói chung thì với mỗi một công trình, dự án cần phải lựa chọn nhà thầu có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm phù hợp với độ phức tạp khác nhau của từng công trình, dự án cụ thể. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng đầu tiên khi lựa chọn đơn vị nhận thầu thi công xây dựng công trình.

- Về thời gian hoàn thành công trình

Mỗi giải pháp thi công khác nhau và năng lực nhà thầu khác nhau sẽ dẫn đến tiến độ thi công công trình của các đơn vị tham gia dự thầu sẽ không giống nhau. Do đó khi xét thầu ngoài việc căn cứ vào trình độ kỹ thuật và

kinh nghiệm của nhà thầu tổ chuyên gia cần phải cân nhắc đến tiến độ thi công phù hợp để đảm bảo chất lượng công trình và mang lại hiệu quả kinh tế khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

- Về giá cả

Khi lựa chọn nhà thầu không thể lựa chọn dựa vào mức giá rẻ nhất mà phải lựa chọn nhà thầu đưa ra mức giá phù hợp, đảm bảo chất lượng công trình. Sau khi lựa chọn được các Nhà thầu đáp ứng về tiêu chuẩn kỹ thuật, tổ chuyên gia tiếp tục xét chọn đơn vị đáp ứng về tài chính, về giá ký hợp đồng.

Phương pháp đánh giá tài chính được quy định trong HSMT của từng gói thầu. Tại Ban Quản lý, các gói thầu xây lắp, thiết bị sẽ áp dụng phương pháp giá thấp nhất. Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất và lựa chọn là đơn vị trúng thầu. Tuy nhiên, giá trị dự thầu không được vượt giá của gói thầu hay giá dự toán được duyệt.

Đối với các gói thầu tư vấn và phi tư vấn thì phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá được áp dụng. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật từ 70% đến 80%, điểm về giá từ 20% đến 30% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp, tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100%. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất.

Kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại Ban Quản lý giai đoạn 2017-2019

Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu giai đoạn 2017-2019

ĐVT: triệu đồng

NỘI DUNG GÓI THẦU Tổng số gói thầu Trong đó

Một phần của tài liệu LUẬN văn HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG hạ TẦNG và PHÁT TRIỂN đô THỊ đà NẴNG (Trang 58 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w