Hoàn thiện trong công tác nghiệm thu khối lượng hoàn thành

Một phần của tài liệu LUẬN văn HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG hạ TẦNG và PHÁT TRIỂN đô THỊ đà NẴNG (Trang 110 - 114)

- Quy định rõ trách nhiệm của cán bộ Ban Quản lý tham gia công tác nghiệm thu.

Để kiểm soát tốt khối lượng nghiệm thu cần phải gắn chặt trách nhiệm cá nhân của cán bộ liên quan. Yêu cầu từng cán bộ phải tuân thủ triệt để trình tự nghiệm thu theo quy định, hồ sơ nghiệm thu phải đầy đủ, rõ ràng, khối lương nghiệm thu phải đảm bảo chính xác, đúng thực tế. Đối với các công việc nhà thầu thực hiện tại công trường, cán bộ giám sát phải theo dõi chặt chẽ hàng ngày, ghi chép và cùng ký với nhà thầu khối lượng thi công, số lượng, giá cả, xuất xứ từng loại vật tư, thiết bị đưa vào công trình, việc không theo dõi kịp thời, đầy đủ sẽ bị xử phạt theo mức độ cụ thể (có thể theo tỉ lệ % giá trị khối lượng thi công, vật tư, thiết bị).

phải phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của giám sát trưởng, các giám sát chuyên viên chuyên trách trong từng công việc và thông báo công khai tại công trường. Các cán bộ giám sát phải có năng lực hành nghề phù hợp với cấp và loại công trình, nắm vững quy trình, kỹ thuật thi công, đảm bảo thời gian giám sát thường xuyên, liên tục.

Ban Quản lý cần có quy định về biện pháp xử phạt đối với các sai sót trong quá trình nghiệm thu như: Nộp lại số tiền tăng do nghiệm thu không đúng, ngoài ra nhà thầu và người ký biên bản nghiệm còn bị phạt bằng số tiền nghiệm thu tăng không đúng, trường hợp nhiều người ký biên bản nghiệm thu đó thì số tiền phạt sẽ chia đều cho mọi người.

- Quản lý chặt chẽ chất lượng nghiệm thu

Ban Quản lý cần quản lý chất lượng các công việc thông qua hợp đồng kinh tế. Theo đó, các yêu cầu về chất lượng cần được thể hiện chi tiết và rõ ràng trong hợp đồng, không quy định một cách chung chung, hình thức.

Xử lý nghiêm các nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu, vi phạm tiến độ cũng như các điều khoản theo hợp đồng đã ký, kiên quyết loại bỏ các nhà thầu không có năng lực, thực hiện công việc không đảm bảo chất lượng. Có biện pháp khuyến khích đối với các nhà thầu có năng lực, hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng, rút ngắn tiến độ như ưu tiên thực hiện các gói thầu chỉ định thầu trong các dự án tương tự tiếp theo của Ban Quản lý,…

+ Đối với công việc khảo sát, thiết kế, lập dự án

Tăng cường công tác giám sát khảo sát, yêu cầu các bộ Ban Quản lý khi kiểm tra, nghiệm thu khảo sát phải rà soát kỹ hồ sơ khảo sát và thực tế hiện trường. Trường hợp cần thiết, yêu cầu tư vấn khảo sát đo đạc kiểm tra lại để đảm bảo chất lượng hồ sơ khảo sát.

Công tác khảo sát xây dựng công trình được quản lý chặt chẽ, khối lượng khảo sát phải tính toán đủ đáp ứng phục vụ cho các bước thiết kế. Ban

Quản lý phải yêu cầu tư vấn thực hiện đúng yêu cầu trong nhiệm vụ, phương án khảo sát đã được phê duyệt.

Đối với công tác lập thiết kế - dự toán, để đảm bảo chất lượng hồ sơ, Ban Quản lý cần phải tổ chức giao ban với đơn vị tư vấn, đồng thời phối hợp với đơn vị tư vấn nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thiết kế hợp lý. Đưa các điều khoản cụ thể vào hợp đồng để yêu cầu tư vấn phải bố trí các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực hiện và có chế tài xử phạt thiết kế không đảm bảo chất lượng.

Tập trung đi sâu vào nghiên cứu, xác định, kiểm tra các số liệu do tư vấn cung cấp để tránh tình trạng thiết kế quá thiên về an toàn, bất hợp lý gây lãng phí ngân sách.

Có chế tài cụ thể, phạt % với tư vấn khi sai sót dẫn đến bước thiết kế sau phải điều chỉnh nhiều lần, hiệu quả đầu tư thấp và quy định rõ trong hợp đồng.

Nâng cao năng lực, tính tự giác, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong công việc của một bộ phận cán bộ của chủ đầu tư và tư vấn.

+ Đối với khối lượng xây lắp, thiết bị

Sau khi ký kết hợp đồng, Ban Quản lý phải yêu cầu nhà thầu lập biện pháp thi công chi tiết, tiến độ thi công tổng thể và chi tiết cho từng công việc mà nhà thầu làm. Sau đó, nhà thầu phải trình Ban Giám đốc Ban Quản lý duyệt mới được thực hiện. Như vậy, các cán bộ giám sát sẽ kiểm soát công việc của nhà thầu dễ dàng, thuận lợi cho việc nghiệm thu khối lượng hoàn thành.

Yêu cầu nhà thầu xây lắp phải bố trí nhân sự, máy móc thiết bị, vật tư, vật liệu theo đúng hồ sơ trúng thầu, hồ sơ đề xuất; tăng cường công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình; có các biện pháp tổ chức thi công hợp lý để xây dựng hoàn thành công trình đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ thuật.

Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong công tác nghiệm thu vật tư vật liệu, nâng cao công tác quản lý chất lượng, giám sát chặt chẽ, có biện pháp cương quyết đối với các sai phạm từ phía nhà thầu thi công, yêu cầu nhà thầu thi công chấp hành nghiêm quy trình nghiệm thu đã được thống nhất, yêu cầu nhà thầu báo cáo thường xuyên về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn và môi trường xây dựng. Ban Quản lý cần tăng cường các kiểm tra chủ động và kiểm tra đột xuất về chất lượng thi công, không nên chỉ kiểm tra theo thư yêu cầu của nhà thầu. Lãnh đạo Ban Quản lý cần nâng cao trách nhiệm trong việc điều hành: Kiểm tra tiến độ dự án hàng tuần, hàng tháng thông qua báo cáo của cán bộ quản lý, các cuộc họp dự án, thường xuyên đi thực địa công trình để theo dõi hoạt động của các cán bộ gám sát và nhà thầu để việc kiểm soát thực hiện có hiệu quả hơn..

Công tác nghiệm thu các hạng mục của công trình phải được thực hiện một cách kịp thời và có bài bản, để đảm bảo công tác nghiệm thu không tốn nhiều thời gian và chi phí cũng như không ảnh hưởng tới tiến độ và chi phí của dự án. Nghiệm thu công trình hạng mục của dự án có quy trình và các tiêu chuẩn để thực hiện nghiệm thu theo các tiêu chuẩn đó. Đối với khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, khi được cấp thẩm quyền cho phép thực hiện và có dự toán điều chỉnh thì mới thực hiện nghiệm thu.

Từ chối nghiệm thu, xác nhận những khối lượng xây lắp, thiết bị và không thanh toán các khối lượng đã thực hiện không đúng với thiết kế được phê duyệt, không đảm bảo chất lượng.

Giám sát phải theo dõi chặt chẽ khối lượng thi công, ghi chép cụ thể và ký xác nhận với nhà thầu về khối lượng, số lượng, giá cả, xuất xứ từng loại vật tư, thiết bị đưa vào công trình. Cần chú trọng việc kiểm soát chất lượng công trình đã làm xong trước khi chuyển sang thi công bộ phận tiếp theo.

nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho nhà thầu thực hiện tốt các cam kết về tiến độ, chất lượng công trình xây dựng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG hạ TẦNG và PHÁT TRIỂN đô THỊ đà NẴNG (Trang 110 - 114)