Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

Một phần của tài liệu 29.-TCH-co-so (Trang 48 - 50)

Các cơ sở cần có tiêu chuẩn nội bộ cho các đối tƣợng tiêu chuẩn của mình. Tiêu chuẩn nội bộ đó quy định các điều khoản cần áp dụng để sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trƣờng của cơ sở thỏa mãn đƣợc nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, cộng đồng, đồng thời giúp cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh một cách bền vững. Nhìn chung, trong từng thời điểm cơ sở phải xác định đƣợc đối tƣợng nào cần phải đƣợc xây dựng tiêu chuẩn, loại tiêu chuẩn nào cần xây dựng để sao cho có đủ tiêu chuẩn

phục vụ sản xuất, kinh doanh. Cơ sở cần ƣu tiên xây dựng tiêu chuẩn cho thành phẩm, sản phẩm cuối cùng phục vụ ngƣời tiêu dùng, đƣợc đƣa vào sử dụng trong thực tiễn, mang lại lợi ích trực tiếp cho cơ sở. Tiếp đến cơ sở cần quan tâm đến các đối tƣợng là vật liệu, bán thành phẩm, những sản phẩm trung gian này quyết định rất nhiều đến chất lƣợng của thành phẩm. Và đƣơng nhiên cơ sở cũng rất cần lƣu ý đến các vấn đề liên quan đến tổ chức - quản lý, quá trình, an toàn, môi trƣờng, đây cũng là đối tƣợng quan trọng cần tiêu chuẩn hóa trong nội bộ cơ sở.

Trong nhiều trƣờng hợp tồn tại những tiêu chuẩn bên ngoài cho chính đối tƣợng mà tổ chức cần xây dựng tiêu chuẩn nội bộ, nhƣ tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ ISO, IEC, CAC, CODEX...), tiêu chuẩn khu vực (EN, ASEAN STAN,...), tiêu chuẩn nƣớc ngoài (BS, DIN, AS, JIS...), tiêu chuẩn hiệp hội (ASTM,...) hoặc tiêu chuẩn của nhiều tổ chức khác. Trong trƣờng hợp này, cơ sở nên tập trung nỗ lực chấp nhận tối đa các tiêu chuẩn bên ngoài đó, đặc biệt là những tiêu chuẩn quốc tế thuộc đối tƣợng ƣu tiên hài hòa mà các tổ chức khu vực, ví dụ nhƣ ASEAN, APEC đã thông qua cho từng thời kỳ. Cần lƣu ý rằng, Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam (TCVN) đƣợc quan tâm xây dựng và có tỷ lệ hài hòa/tƣơng đƣơng với các tiêu chuẩn quốc tế tƣơng đối cao.

Sau đây là một số trƣờng hợp có thể gặp và cách tiếp cận giải quyết: - Khi tiêu chuẩn bên ngoài khó hiểu, cũng có thể do cách diễn đạt, trình bày khác gây hiểu lầm thì cần chuyển đổi sang tiêu chuẩn cơ sở sao cho dễ hiểu và thích hợp với cơ sở;

- Khi tiêu chuẩn bên ngoài không hàm chứa các yêu cầu cụ thể thì cần soạn thảo tiêu chuẩn cơ sở với những yêu cầu cụ thể, rõ ràng;

- Khi tiêu chuẩn bên ngoài bao hàm quá rộng hoặc bao gồm những phƣơng án lựa chọn khác nhau thì cần soạn thảo tiêu chuẩn cơ sở nhằm cụ thể hóa và chỉ rõ phƣơng án sản phẩm của cơ sở;

- Khi tồn tại một số hoặc nhiều tiêu chuẩn bên ngoài cho cùng một đối tƣợng thì tiêu chuẩn nào cơ sở thấy cần áp dụng và áp dụng có hiệu quả thì cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn đó thành tiêu chuẩn của mình.

Về nguyên tắc, mức độ tƣơng đƣơng với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hay quốc gia càng cao càng tốt. Nếu không hoàn toàn tƣơng đƣơng đƣợc thì có thể tƣơng đƣơng có sửa đổi. Khi không chấp nhận đƣợc thì tiêu chuẩn bên ngoài vẫn luôn phải là một tài liệu tham khảo quan trọng nhất trong quá trình soạn thảo tiêu chuẩn cơ sở.

Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cần hết sức lƣu ý đến các quy định mang tính quy phạm bắt buộc. Các quy định đó thƣờng đƣợc thể hiện dƣới dạng văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng. Nhiều tiêu chuẩn đƣợc viện dẫn trong các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật trở thành bắt buộc áp dụng cho các đối tƣợng liên quan. Tiêu chuẩn cơ sở không đƣợc phép trái với các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật hay tiêu chuẩn có liên quan đó.

Một phần của tài liệu 29.-TCH-co-so (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)