Quy chế quản lý tiêu chuẩn cơ sở

Một phần của tài liệu 29.-TCH-co-so (Trang 83)

Mục đích và hiệu quả của tiêu chuẩn này là:

- Quy định thủ tục thống nhất về xây dựng, soát xét và hủy bỏ các tiêu chuẩn cơ sở;

-Thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa ở cơ sở. Tiêu chuẩn này có thể quy định các nội dung sau: - Hiệu lực của tiêu chuẩn cơ sở;

- Hệ thống phân loại tiêu chuẩn cơ sở;

- Thủ tục xây dựng, soát xét và hủy bỏ tiêu chuẩn cơ sở; - Đăng ký, phát hành, lƣu trữ và sử dụng tiêu chuẩn cơ sở; - Phổ biến và kiểm soát tiêu chuẩn cơ sở;

- Quy tắc trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn cơ sở (yêu cầu về khuôn khổ và mẫu trình bày, thể hiện nội dung, hệ thống đánh số tiêu chuẩn cơ sở, ...).

5.3.2. Quy chế kiểm soát chất lượng

- Quy định thống nhất về các hoạt động kiểm soát chất lƣợng ở cơ sở;

- Thúc đẩy hoạt động kiểm soát chất lƣợng trong phạm vi cơ sở một cách hệ thống và hiệu quả.

Tiêu chuẩn này có thể quy định các nội dung sau: - Chính sách về kiểm soát chất lƣợng;

- Tổ chức hoạt động thúc đẩy kiểm soát chất lƣợng; - Hệ thống đảm bảo chất lƣợng;

- Chức năng kiểm soát chất lƣợng của mỗi bộ phận; - Phƣơng pháp hợp tác giữa các bộ phận;

- Tuyên truyền về kiểm soát chất lƣợng; - Phƣơng pháp kiểm soát chất lƣợng;

- Phƣơng pháp thúc đẩy kiểm soát chất lƣợng; - Kiểm tra các hoạt động kiểm soát chất lƣợng.

5.3.3. Tiêu chuẩn quản lý khiếu nại

Mục đích và hiệu quả của tiêu chuẩn này là:

- Thông tin khiếu nại giúp kiểm tra lại số liệu, các đặc tính sản phẩm, hàng hóa trong thực tế để cải tiến hoạt động sản xuất, kinh doanh;

- Phòng ngừa xảy ra các khiếu nại tiếp theo. Tiêu chuẩn này có thể quy định các nội dung sau: - Phƣơng pháp thu thập thông tin về khiếu nại; - Phƣơng pháp xử lý khiếu nại ở cơ sở;

- Phƣơng pháp đề xuất/thiết lập các biện pháp xử lý, giải quyết khiếu nại;

- Phƣơng pháp thực hiện các biện pháp xử lý, giải quyết, khắc phục khiếu nại.

5.3.4. Tiêu chuẩn sản phẩm

Mục đích và hiệu quả của tiêu chuẩn này là:

- Giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất do sản xuất loạt lớn kinh tế hơn;

- Nâng cao độ tin cậy về chất lƣợng thông qua sản xuất lặp đi lặp lại.

Tiêu chuẩn này có thể quy đinh các nội dung sau: Nhìn chung nhƣ các tiêu chuẩn quốc gia đã quy định, tuy nhiên đối với cấp cơ sở, tiêu chuẩn thƣờng quy định cụ thể, chi tiết hơn và không đƣa ra nhiều phƣơng án lựa chọn.

Nội dung cơ bản của tiêu chuẩn có thể gồm: quy cách, yêu cầu kỹ thuật, phƣơng pháp thử, ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản. Có thể có cả nội dung về thuật ngữ, ký hiệu, phân loại, ghi nhãn,...

Tiêu chuẩn quy cách có thể quy định: thông số và kích thƣớc, hình dạng, mác vật liệu, kết cấu...

Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật, tùy thuộc loại sản phẩm có thể quy định:

- Chỉ tiêu cảm quan (trạng thái, màu sắc, mùi vị,...);

- Nguyên vật liệu, bán thành phẩm và các yêu cầu sản xuất sản phẩm;

- Tính chất cơ lý (độ bền, độ cứng, tính chịu nhiệt,...); - Thành phần và mức độ tinh khiết của sản phẩm; - Tính năng sử dụng (năng suất, độ chính xác...);

- Các yêu cầu về tiết kiệm nguyên, nhiên liệu và năng lƣợng (Suất tiêu hao,...);

- Các yêu cầu về kết cấu sản phẩm và các bộ phận cấu thành sản phẩm;

- Các yêu cầu về an toàn và tính thuận tiện trong sử dụng; - Các yêu cầu vệ sinh;

- Các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng;

- Độ tin cậy, tuổi thọ, độ bền chịu ảnh hƣởng các yếu tố bên ngoài;...

Phương pháp thử dùng để quy định thống nhất và đảm bảo chính xác các phép đo để kiểm tra các chỉ tiêu quy định trong yêu cầu kỹ thuật.

Ghi nhãncó thể quy định các nội dung sau:

- Nơi ghi nhãn (trực tiếp lên sản phẩm hoặc trên bảo bì);

- Cách ghi nhãn (đúc, khắc, đóng dấu, trên mảnh loại, nhựa, vải...). - Nội dung ghi nhãn:

Thông tin về cơ sở sản xuất: Tên cơ sở sản xuất, tên cơ sở nhập khẩu, địa chỉ, nhãn hiệu hàng hóa,...

Thông tin về sản phẩm:

- Tên ký hiệu, kiểu loại sản phẩm; - Thông số, kích thƣớc cơ bản;

- Chất lƣợng: cấp, hạng, dấu phù hợp...; - Ký hiệu, số hiệu tiêu chuẩn công bố áp dụng; - Mã số, mã vạch của sản phẩm;

- Số lô;

- Ngày sản xuất; - Hạn sử dụng.

Tiêu chuẩn bao gói có thể quy định các nội dung sau:

- Các yêu cầu chuẩn bị trƣớc bao gói (ví dụ: phủ lớp dầu bảo vệ,...); - Các yêu cầu bao gói trực tiếp;

- Bao bì:

+ Lƣu ý ƣu tiên sử dụng các bao bì thân thiện với môi trƣờng; + Dạng bao bì: bao, túi, hộp, chai,...;

+ Vật liệu: giấy, bìa, vải, các tông, ...;

+ Vật liệu phụ: xốp, mút, dây buộc, đai sắt,...;

- Điều kiện bao gói: thời gian chậm nhất phải bao gói sản xuất,...; - Cách bao gói: kín, hở,...;

- Trình tự sắp xếp sản phẩm bao gói;

- Khối lƣợng tịnh, tổng khối lƣợng (cả bao bì). Cần lƣu ý điều kiện bốc dỡ mà quy định cho thích hợp.

Tiêu chuẩn vận chuyển có thể quy định các nội dung sau: - Phƣơng tiện vận chuyển: ô tô, tàu thủy, máy bay, tàu hỏa...; - Phƣơng pháp định vị: cách chèn lót, cách sắp xếp sản phẩm trên phƣơng tiện vận chuyển;

- Điều kiện bảo vệ khi vận chuyển: che kín, để trần, tránh mƣa, nắng...

Tiêu chuẩn bảo quản có thể quy định các nội dung sau: - Nơi bảo quản;

- Điều kiện bảo quản; - Cách xếp đặt trong kho; - Thời gian bảo quản.

5.3.5. Tiêu chuẩn nguyên vật liệu

Mục đích và hiệu quả của tiêu chuẩn này là:

Thông thƣờng chi phí cho vật liệu chiếm một phần lớn cơ cấu chi phí của sản phẩm, hàng hóa. Tiêu chuẩn nguyên vật liệu sẽ làm giảm chi phí về nguyên vật liệu do sử dụng nguyên vật liệu tiêu chuẩn và những bộ phận cấu thành tiêu chuẩn, đồng thời nâng cao hiệu quả trong kinh doanh (mua và thầu phụ).

Các tiêu chuẩn này có thể quy định các nội dung sau:

- Đối với tiêu chuẩn về nguyên vật liệu và các bộ phận cấu thành: về cơ bản nhƣ tiêu chuẩn sản phẩm (xem 5.3.4)

- Đối với Quy chế cung ứng (mua) nguyên vật liệu:

Tên hàng hóa;

Chất lƣợng (viện dẫn từ các tiêu chuẩn về nguyên vật liệu và các bộ phận cấu thành);

Các điều kiện chấp nhận [viện dẫn tiêu chuẩn kiểm tra nghiệm thu, đề nghị về các dữ liệu chất lƣợng, nhƣ phiếu kết quả kiểm tra và thử nghiệm từ phía ngƣời cung cấp và việc chứng nhận phù hợp (nếu có)];

Các điều kiện bao gói (viện dẫn quy chế/quy tắc bao gói từ các tiêu chuẩn về nguyên vật liệu và các bộ phận cấu thành, dấu hiệu/nhãn hiệu phân biệt các lô)...

- Đối với Quy chế quản lý thấu phụ:

Lựa chọn nhà thầu phụ; Các thủ tục làm việc;

Điều kiện kỹ thuật hợp đồng, trao đổi thông tin về chất lƣợng với nhà thầu phụ;

Hƣớng dẫn các công việc khác có liên quan đến thầu phụ...

5.3.6. Tiêu chuẩn sản xuất

Mục đích và hiệu quả của tiêu chuẩn này là:

Tiêu chuẩn sản xuất góp phần làm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và bảo đảm an toàn, đồng thời góp phần tạo ra hệ thống làm việc mà tại đó mỗi ngƣời lao động tự giác chịu trách nhiệm cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Các tiêu chuẩn này có thể quy định các nội dung sau: - Đối với Quy chế sản xuất:

Trình tự, thủ tục hoạt động sản xuất (kế hoạch sản xuất, hƣớng dẫn sản xuất, quản lý công nhân,...);

Biện pháp áp dụng các tiêu chuẩn liên quan đến sản xuất; Sắp xếp tổ chức các lô sản xuất;

Phƣơng pháp thực hiện các hoạt động khắc phục trong quá trình sản xuất;...

- Đối với Tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất:

Các biểu đồ kiểm soát chất lƣợng trong quá trình sản xuất; - Đối với Các tiêu chuẩn sản xuất:

Các nguyên vật liệu, các bộ phận cấu thành, các trang thiết bị đƣợc sử dụng (gồm cả đồ gá, dụng cụ, dụng cụ đo lƣờng...);

Yêu cầu về mức chất lƣợng, thời gian và vật liệu cho một đơn vị sản phẩm;

Hƣớng dẫn các nguyên công trong quá trình sản xuất (điều kiện sản xuất hoặc điều kiện gia công), các quy định cần thiết phải làm hoặc cấm đối với mỗi nguyên công;

Các điểm kiểm soát (các chỉ tiêu và đặc tính chất lƣợng cần kiểm soát và phƣơng pháp kiểm soát chúng);

Các sai lệch có khả năng xảy ra và các phƣơng pháp khắc phục; Kiểm tra hàng ngày trang thiết bị sản xuất.

5.3.7. Tiêu chuẩn kiểm tra

Mục đích và hiệu quả tiêu chuẩn này là:

- Phòng ngừa chấp nhận hoặc chuyển giao cho các quy trình tiếp theo hoặc ngƣời sử dụng các sản phẩm không phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định kỹ thuật (chức năng nghiệm thu);

- Kiểm tra để phòng ngừa sản xuất ra các sản phẩm không phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định kỹ thuật (chức năng phòng ngừa);

- Cung cấp thông tin phản hồi về các kết quả kiểm tra cho các bộ phận liên quan (chức năng chứng nhận);

- Giảm sai sót trong kiểm tra.

Các tiêu chuẩn này quy định các nội dung sau: - Đối với Quy chế kiểm tra:

Trình tự và thủ tục kiểm tra [yêu cầu kiểm tra, giao nộp sản phẩm kiểm tra, sổ tay kiểm tra, các lƣu ý khi đánh giá, xử lý sản phẩm sau kiểm tra (kể cả xử lý các lô không phù hợp và từ chối),...];

Biện pháp áp dụng các tiêu chuẩn liên quan đến kiểm tra;

Phƣơng pháp lập hồ sơ và sử dụng trong thực tế các kết quả kiểm tra;

Phƣơng pháp thực hiện các hoạt động khắc phục trong kiểm tra. - Đối vớiCác tiêu chuẩn kiểm tra nghiệm thu, tiêu chuẩn kiểm tra trong quá trình và các tiêu chuẩn kiểm tra sản phẩm:

Số lƣợng đơn vị phải kiểm tra; Nội dung (chỉ tiêu) kiểm tra; Trình tự kiểm tra;

Giai đoạn kiểm tra (đối với kiểm tra trong quá trình); Bố trí sắp xếp lô kiểm tra;

Số lƣợng mẫu kiểm tra (100% hay kiểm tra chọn mẫu, trong trƣờng hợp kiểm tra chọn mẫu thì: cỡ lô, cỡ mẫu, chuẩn cứ nghiệm thu lô, phƣơng pháp lấy mẫu hoặc phƣơng pháp chuẩn bị mẫu,...);

Dụng cụ kiểm tra và thử nghiệm; Phƣơng pháp kiểm tra và thử nghiệm; Xử lý số liệu;

Chuẩn cứ nghiệm thu về chất lƣợng; Xử lý lô không phù hợp và từ chối; Phƣơng pháp biểu thị kết quả kiểm tra; Thời hạn lƣu giữ biên bản kiểm tra; Phƣơng pháp sử dụng hồ sơ kiểm tra;...

5.3.8. Tiêu chuẩn quản lý trang thiết bị sản xuất

Mục đích và hiệu quả của tiêu chuẩn này là:

Cơ khí và tự động hóa sản xuất làm cho vấn đề quản lý trang thiết bị sản xuất càng trở lên quan trọng. Việc xây dựng các tiêu chuẩn trong lĩnh vực này nhằm:

- Ngăn ngừa các hỏng hóc đối với trang thiết bị sản xuất và thiết bị kiểm tra, thử nghiệm, tránh phân tán về chất lƣợng, tăng hiệu quả, giảm giá thành;

- Tiến hành kiểm soát độ chính xác các thiết bị kiểm tra, thử nghiệm nhằm ngăn ngừa các sai số đo.

Các tiêu chuẩn này có thể quy định các nội dung sau: - Đối với Quy chế quản lý trang thiết bị sản xuất:

Trình tự và thủ tục hoạt động phòng ngừa (kế hoạch kiểm tra định kỳ, thủ tục kiểm tra định kỳ, lập kế hoạch kiểm tra, thủ tục sửa chữa, thủ tục kiểm tra nghiệm thu,...);

Lựa chọn các trang thiết bị là đối tƣợng phòng ngừa; Mẫu sổ thống kê trang thiết bị;

Biên bản kiểm tra định kỳ;

Sử dụng biên bản kiểm tra định kỳ;...

- Đối với Tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ trang thiết bị sản xuất:

 Nơi kiểm tra;  Nội dung kiểm tra;

 Thời hạn kiểm tra (chu kỳ);  Phƣơng pháp kiểm tra;

 Dụng cụ đo;  Chuẩn cứ kiểm tra;

Hoạt động sau kiểm tra (thay thế các bộ phận, sửa chữa hiệu chỉnh,...).

- Đối với Quy chế quản lý thiết bị, dụng cụ kiểm tra và thử nghiệm:

Trình tự thủ tục kiểm soát độ chính xác (kế hoạch kiểm tra định kỳ, thủ tục kiểm tra định kỳ, ghi kết quả kiểm tra, thủ tục sửa chữa, thủ tục kiểm tra nghiệm thu,...).

- Đối với Tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ thiết bị, dụng cụ kiểm tra và thử nghiệm:

Nơi kiểm tra; Nội dung kiểm tra;

Thời hạn kiểm tra (chu kỳ);

Phƣơng pháp kiểm tra (phƣơng pháp hiệu chuẩn); Dụng cụ đo (kể cả chuẩn và mẫu chuẩn);

Chuẩn cứ kiểm tra;

Hoạt động sau kiểm tra (phƣơng pháp khắc phục, phƣơng pháp hiệu chỉnh, thời hạn hiệu lực sử dụng,...).

5.3.9. Tiêu chuẩn quản lý kho chứa

Mục đích và hiệu quả tiêu chuẩn này là: - Giảm giá thành dự trữ (lƣu kho); - Phòng ngừa suy giảm chất lƣợng.

- Trình tự và thủ tục hoạt động kiểm soát kho chứa (xếp kho, cấp phát/giao hàng, kiểm soát dự trữ, chỉ dẫn,...);

- Mức tổng dự trữ; - Phƣơng pháp lƣu giữ;

Chƣơng 6

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TIÊU CHUẨN HÓA CƠ SỞ 6.1. Tổ chức tiêu chuẩn hóa cơ sở

6.1.1. Tổ chức bộ phận tiêu chuẩn hóa

Hoạt động tiêu chuẩn hóa cơ sở có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hóa của cơ sở và cụ thể là vị trí của bộ phận tiêu chuẩn hóa trong cơ cấu tổ chức của cơ sở. Ở các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn có thể dành sự quan tâm và đầu tƣ thỏa đáng cho hoạt động tiêu chuẩn hóa, song ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự quan tâm và đầu tƣ cho hoạt động tiêu chuẩn hóa còn rất hạn chế, nhất là ở các doanh nghiệp nhỏ. Trƣớc đây ở Việt Nam có quy định các xí nghiệp phải có bộ phận chuyên trách tiêu chuẩn hóa. Song hiện nay quy định này không còn tồn tại, việc có hay không bộ phận chuyên trách tiêu chuẩn hóa do cơ sở tự quyết định. Mặc dù vậy, hoạt động tiêu chuẩn hóa ở cấp cơ sở vẫn tồn tại và ngày một quan trọng hơn, không phân biệt lĩnh vực, ngành nghề và quy mô hoạt động. Việc có bố trí một bộ phận hay cán bộ chuyên trách hay không, không có nghĩa là những nhiệm vụ liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật không cần thực hiện.

Có thể có một số phƣơng án tổ chức bộ phận tiêu chuẩn hóa ở cơ sở nhằm đạt đƣợc hiệu quả hoạt động mong muốn. Tùy thuộc vào quy mô, loại hình, chƣơng trình tiêu chuẩn hóa và các điều kiện đặc thù của từng cơ sở, bộ phận tiêu chuẩn hóa có thể đƣợc bố trí nhƣ sau:

1) Bộ phận tiêu chuẩn hóa là một bộ phận độc lập (phòng, ban...) trực thuộc lãnh đạo cao nhất về kỹ thuật có vị trí không đƣợc thấp hơn

các bộ phận khác (nhƣ phòng thiết kế, phòng quản lý chất lƣợng, phòng cung ứng,...) của cơ sở;

2) Bộ phận tiêu chuẩn hóa là một bộ phận của một phòng, ban nào đó (nhƣ phòng thiết kế, phòng quản lý chất lƣợng,...) của cơ sở.

3) Bộ phận tiêu chuẩn hoá đặt trực thuộc lãnh đạo cao nhất, nhƣng còn có cả bộ phận tiêu chuẩn hoá đặt tại phòng, bộ phận nào đó, ví dụ trong phòng/bộ phận thiết kế, phòng/bộ phận quản lý chất lƣợng...

Phƣơng án 1 và 2 là phƣơng án tập trung, tức là chỉ có một bộ phận tiêu chuẩn hóa duy nhất trong một cơ sở. Tuy nhiên, đối với

Một phần của tài liệu 29.-TCH-co-so (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)