Tham gia hoạt động tiêu chuẩn hóa các cấp (bên ngoài)

Một phần của tài liệu 29.-TCH-co-so (Trang 50 - 57)

Mặc dù không phải cấp nào cũng xây dựng, công bố các tiêu chuẩn riêng của mình, nhƣng hoạt động tiêu chuẩn hóa đƣợc thực hiện ở hầu nhƣ tất cả các cấp với những nội dung và quy mô khác nhau. Có

nhiều cấp tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn của cấp mình, nhƣ cấp quốc tế, khu vực, quốc gia, cơ sở. Ở cấp quốc tế hiện nay có hàng chục tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn của riêng mình, điển hình là ISO, IEC, CAC,... Những tiêu chuẩn quốc tế này thƣờng là cơ sở để các nƣớc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia mình. Ở cấp khu vực, điển hình là Liên minh châu Âu tổ chức xây dựng, công bố các tiêu chuẩn EN áp dụng chung trong toàn Liên minh; Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng công bố một số tiêu chuẩn ASEAN STAN để áp dụng trong Hiệp hội. Ngoài các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, còn có các hiệp hội, nhƣ Hội thử nghiệm và vật liệu quốc tế của Mỹ (ASTM International),... và nhiều tổ chức khác công bố các tiêu chuẩn riêng (nhƣ IFOAM, Global G.A.P,...), mặc dù không phải là tiêu chuẩn quốc tế, nhƣng những tiêu chuẩn này cũng có ảnh hƣởng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Ở cấp quốc gia, hầu hết các nƣớc đều có hoạt động tích cực và công bố tiêu chuẩn quốc gia của mình. Hoạt động tiêu chuẩn hóa ở Việt Nam đƣợc quan tâm và phát triển mạnh mẽ và một trong những nhiệm vụ chính là tổ chức xây dựng, công bố các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) cho hầu hết các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Trong thực tế, có cấp không công bố tiêu chuẩn của riêng mình, chỉ tập trung vào việc tham gia xây dựng và thúc đẩy áp dụng tiêu chuẩn là chính. Ở Việt Nam hiện nay các bộ/ngành, địa phƣơng không công bố tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn địa phƣơng, nhƣng hoạt động tiêu chuẩn hóa ở các bộ/ngành, địa phƣơng vẫn đƣợc chú trọng. Ở cấp ngành, các Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi quyền hạn của mình lại có thẩm quyền tổ chức biên soạn dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) để Bộ Khoa học và Công nghệ

thống nhất công bố, đồng thời tổ chức xây dựng và công bố quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), và thực hiện các công việc trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan. Ở cấp địa phƣơng, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng trong phạm vi quyền hạn của mình, có thẩm quyền tổ chức xây dựng và công bố quy chuẩn kỹ thuật địa phƣơng (QCĐP) và tổ chức thực hiện các công việc trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.

Cơ sở cần tìm hiểu hoạt động tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực liên quan và cần tích cực tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa các cấp, nhƣ cấp quốc gia, quốc tế, khu vực, ngành, địa phƣơng,... Đây thực sự là biện pháp hữu ích để bảo vệ quyền lợi của chính cơ sở mình. Khi tham gia vào quá trình xây dựng một tiêu chuẩn bất kỳ, ngoài việc nắm đƣợc nội dung tiêu chuẩn, học hỏi đƣợc kinh nghiệm của các bên có liên quan, thì các quyền lợi chính đáng của cơ sở cũng đƣợc quan tâm chú ý tới, điều đó làm cho cơ sở dễ dàng áp dụng và áp dụng có hiệu quả tiêu chuẩn đó hơn.

Các hình thức tham gia của cơ sở vào hoạt động tiêu chuẩn hóa bên ngoài có thể là một số hoặc toàn bộ các hình thức sau đây:

- Gửi (cử) các chuyên gia đại diện của mình tham gia vào các ban kỹ thuật, tiểu ban kỹ thuật/ban soạn thảo tiêu chuẩn quốc gia, ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc dự các hội nghị chuyên đề góp ý dự thảo có liên quan. Việc có các đại diện trong các tổ chức soạn thảo hoặc hội nghị góp ý dự thảo liên quan nêu trên là cơ hội tốt nhất cho công ty trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Cần lƣu ý rằng mặc dù còn những hình thức tham gia khác nữa, nhƣ góp ý dự thảo bằng văn bản gửi đến chẳng hạn, song nhiều khi chƣa

đủ. Đối với những tiêu chuẩn ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi cơ sở, thì tốt nhất là cử chuyên gia giỏi đến dự trực tiếp các hội nghị chuyên đề để góp ý và bảo vệ quyền lợi chính đáng của cơ sở;

- Góp ý nội dung dự thảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan. Việc góp ý cần thực hiện nghiêm túc, cần cử những chuyên gia giỏi và có trách nhiệm nghiên cứu hoặc thành lập một nhóm chuyên gia nghiên cứu góp ý cho dự thảo. Góp ý cần thể hiện rõ quan điểm của cơ sở đối với phƣơng án dự thảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các ý kiến cần cụ thể chi tiết và thực hiện đúng thời hạn yêu cầu để tổ chức biên soạn tiêu chuẩn, quy chuẩn dễ dàng và có đủ thời gian tiếp thu ý kiến;

- Đề nghị các dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, xây dựng dự thảo đề nghị cho các đối tượng có liên quan. Mọi tổ chức cá nhân có quyền đề nghị dự án xây dựng tiêu chuẩn, vì vậy cơ sở có thể đề nghị dự án xây dựng các tiêu chuẩn cấp trên cho đối tƣợng sản xuất kinh doanh của mình. Cần liên hệ với cơ quan tiêu chuẩn hóa để nắm đƣợc thủ tục đề nghị. Cơ sở có quyền chủ động xây dựng trƣớc dự thảo đề nghị gửi kèm dự án cho các cơ quan tƣơng ứng. Trƣờng hợp này dự án sẽ dễ đƣợc ƣu tiên chấp nhận hơn;

- Tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế. Ở những nƣớc phát triển, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhất là các tập đoàn, cơ sở lớn rất tích cực cử các chuyên gia đại diện của mình tham gia vào các ban kỹ thuật, tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế và nhìn chung các cơ sở tích cực tham gia góp ý nội dung dự thảo các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan. Ở nƣớc ta việc cử các chuyên gia đại diện của mình tham

gia vào các ban kỹ thuật, tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế là một việc khó khăn chung. Tuy nhiên việc tham gia góp ý nội dung dự thảo các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan là việc làm cần đẩy mạnh, các cơ sở có thể tham gia góp ý dự thảo tiêu chuẩn cho các đối tƣợng có liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình. Quá trình xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế là quá trình mở; mọi ý kiến của các tổ chức, cá nhân đều đƣợc quan tâm và tiếp thu khi có cơ sở khoa học và hợp lý. Việc tổ chức đóng góp ý kiến này thông qua tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia.

- Tham gia giải quyết các quan ngại thương mại, tức là tham gia xử lý nội dung các luật, các quy chuẩn, quy định, thủ tục,... mà có ảnh hƣởng đến thƣơng mại mà các nƣớc thành viên WTO đã hoặc sẽ ban hành. Việc giải quyết các quan ngại thƣơng mại đƣợc tổ chức thực hiện thông qua mạng lƣới TBT Việt Nam, bao gồm cơ quan thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại quốc gia (Điểm TBT quốc gia), các cơ quan thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại của các bộ, ngành (Điểm TBT của bộ) và các cơ quan thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại ở địa phƣơng. Các quan ngại thƣơng mại này nếu không đƣợc cơ sở tham gia xử lý giải quyết thì hậu quả có thể xảy ra là sản phẩm, hàng hóa của cơ sở sẽ bị cản trở, không thể xuất khẩu đƣợc vào quốc gia/lãnh thổ gây nên các quan ngại thƣơng mại đó;

- Đóng góp các điều kiện cần thiết để xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, trƣớc hết cho các đối tƣợng là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của cơ sở. Nếu có điều kiện, ngoài việc cử chuyên gia tham gia hoặc

đóng góp ý kiến dự thảo, cơ sở có thể hỗ trợ các điều kiện cho hoạt động tiêu chuẩn hoá ở cấp trên, đặc biệt cho các dự án xây dựng tiêu chuẩn cho các đối tƣợng liên quan đến cơ sở, nhƣ kinh phí, địa điểm khảo sát, khảo nghiệm,...;

- Cử các đại diện tham dự các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa có liên quan để học hỏi kinh nghiệm và tham gia đóng góp vào sự nghiệp tiêu chuẩn hóa chung. Việc tích cực tham gia các diễn đàn chung giúp cơ sở cập nhật đƣợc các thông tin mới nhất về hoạt động tiêu chuẩn hoá, học hỏi và trao đổi đƣợc kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của mình.

Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, quyền của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia là:

- Đề nghị, góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia;

- Chủ trì biên soạn hoặc tham gia biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định, công bố;

- Góp ý kiến về dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.

Trong xây dựng quy chuẩn kỹ thuật cũng vậy, các tổ chức, cá nhân có các quyền tham gia nhƣ sau:

- Đề nghị, góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật;

- Biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật để đề nghị cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật xem xét, ban hành;

- Tham gia biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật theo đề nghị của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

- Góp ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.

Chính sách của Nhà nƣớc là khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nƣớc, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài tham gia xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đầu tƣ phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam, đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho các ngành kinh tế - kỹ thuật.

Việc tham gia một cách tích cực và chủ động vào hoạt động tiêu chuẩn hóa bên ngoài không những giúp các tổ chức có đƣợc đầy đủ thông tin về tiêu chuẩn, thời gian tiêu chuẩn có hiệu lực, các nội dung quy định của tiêu chuẩn để có thể chủ động trong việc đáp ứng các yêu cầu sẽ đƣợc đƣa ra, mà còn có thể bảo vệ quyền lợi của mình khi các quy định của tiêu chuẩn không phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở. Nhƣ vậy cơ sở có thể tạo đƣợc ảnh hƣởng tới nội dung tiêu chuẩn, nếu đủ cơ sở khoa học và thực tiễn, có thể đƣa đƣợc các nội dung phù hợp với điều kiện của mình vào nội dung quy định của tiêu chuẩn. Điều đó mang lại lợi ích to lớn cho cơ sở. Một lợi ích nữa là việc tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa cấp quốc gia, khu vực và quốc tế sẽ giúp nâng cao năng lực nghiệp vụ, kỹ năng về tiêu chuẩn hóa, cũng nhƣ trình độ kỹ thuật chuyên môn của chuyên gia trong nƣớc, đồng thời tham gia vào quá trình này, họ sẽ đƣợc tiếp cận giao lƣu với rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành và có thể học hỏi đƣợc các kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cũng nhƣ thu nhận đƣợc nhiều thông tin hữu ích cho doanh nghiệp về các vấn đề

liên quan đến tiêu chuẩn, thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp hay các thông tin khác về quản lý trong lĩnh vực chuyên ngành.

Một phần của tài liệu 29.-TCH-co-so (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)