Tiêu chuẩn sản phẩm

Một phần của tài liệu 29.-TCH-co-so (Trang 85 - 88)

Mục đích và hiệu quả của tiêu chuẩn này là:

- Giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất do sản xuất loạt lớn kinh tế hơn;

- Nâng cao độ tin cậy về chất lƣợng thông qua sản xuất lặp đi lặp lại.

Tiêu chuẩn này có thể quy đinh các nội dung sau: Nhìn chung nhƣ các tiêu chuẩn quốc gia đã quy định, tuy nhiên đối với cấp cơ sở, tiêu chuẩn thƣờng quy định cụ thể, chi tiết hơn và không đƣa ra nhiều phƣơng án lựa chọn.

Nội dung cơ bản của tiêu chuẩn có thể gồm: quy cách, yêu cầu kỹ thuật, phƣơng pháp thử, ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản. Có thể có cả nội dung về thuật ngữ, ký hiệu, phân loại, ghi nhãn,...

Tiêu chuẩn quy cách có thể quy định: thông số và kích thƣớc, hình dạng, mác vật liệu, kết cấu...

Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật, tùy thuộc loại sản phẩm có thể quy định:

- Chỉ tiêu cảm quan (trạng thái, màu sắc, mùi vị,...);

- Nguyên vật liệu, bán thành phẩm và các yêu cầu sản xuất sản phẩm;

- Tính chất cơ lý (độ bền, độ cứng, tính chịu nhiệt,...); - Thành phần và mức độ tinh khiết của sản phẩm; - Tính năng sử dụng (năng suất, độ chính xác...);

- Các yêu cầu về tiết kiệm nguyên, nhiên liệu và năng lƣợng (Suất tiêu hao,...);

- Các yêu cầu về kết cấu sản phẩm và các bộ phận cấu thành sản phẩm;

- Các yêu cầu về an toàn và tính thuận tiện trong sử dụng; - Các yêu cầu vệ sinh;

- Các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng;

- Độ tin cậy, tuổi thọ, độ bền chịu ảnh hƣởng các yếu tố bên ngoài;...

Phương pháp thử dùng để quy định thống nhất và đảm bảo chính xác các phép đo để kiểm tra các chỉ tiêu quy định trong yêu cầu kỹ thuật.

Ghi nhãncó thể quy định các nội dung sau:

- Nơi ghi nhãn (trực tiếp lên sản phẩm hoặc trên bảo bì);

- Cách ghi nhãn (đúc, khắc, đóng dấu, trên mảnh loại, nhựa, vải...). - Nội dung ghi nhãn:

Thông tin về cơ sở sản xuất: Tên cơ sở sản xuất, tên cơ sở nhập khẩu, địa chỉ, nhãn hiệu hàng hóa,...

Thông tin về sản phẩm:

- Tên ký hiệu, kiểu loại sản phẩm; - Thông số, kích thƣớc cơ bản;

- Chất lƣợng: cấp, hạng, dấu phù hợp...; - Ký hiệu, số hiệu tiêu chuẩn công bố áp dụng; - Mã số, mã vạch của sản phẩm;

- Số lô;

- Ngày sản xuất; - Hạn sử dụng.

Tiêu chuẩn bao gói có thể quy định các nội dung sau:

- Các yêu cầu chuẩn bị trƣớc bao gói (ví dụ: phủ lớp dầu bảo vệ,...); - Các yêu cầu bao gói trực tiếp;

- Bao bì:

+ Lƣu ý ƣu tiên sử dụng các bao bì thân thiện với môi trƣờng; + Dạng bao bì: bao, túi, hộp, chai,...;

+ Vật liệu: giấy, bìa, vải, các tông, ...;

+ Vật liệu phụ: xốp, mút, dây buộc, đai sắt,...;

- Điều kiện bao gói: thời gian chậm nhất phải bao gói sản xuất,...; - Cách bao gói: kín, hở,...;

- Trình tự sắp xếp sản phẩm bao gói;

- Khối lƣợng tịnh, tổng khối lƣợng (cả bao bì). Cần lƣu ý điều kiện bốc dỡ mà quy định cho thích hợp.

Tiêu chuẩn vận chuyển có thể quy định các nội dung sau: - Phƣơng tiện vận chuyển: ô tô, tàu thủy, máy bay, tàu hỏa...; - Phƣơng pháp định vị: cách chèn lót, cách sắp xếp sản phẩm trên phƣơng tiện vận chuyển;

- Điều kiện bảo vệ khi vận chuyển: che kín, để trần, tránh mƣa, nắng...

Tiêu chuẩn bảo quản có thể quy định các nội dung sau: - Nơi bảo quản;

- Điều kiện bảo quản; - Cách xếp đặt trong kho; - Thời gian bảo quản.

Một phần của tài liệu 29.-TCH-co-so (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)