Tiêu chuẩn quản lý trang thiết bị sản xuất

Một phần của tài liệu 29.-TCH-co-so (Trang 92 - 93)

Mục đích và hiệu quả của tiêu chuẩn này là:

Cơ khí và tự động hóa sản xuất làm cho vấn đề quản lý trang thiết bị sản xuất càng trở lên quan trọng. Việc xây dựng các tiêu chuẩn trong lĩnh vực này nhằm:

- Ngăn ngừa các hỏng hóc đối với trang thiết bị sản xuất và thiết bị kiểm tra, thử nghiệm, tránh phân tán về chất lƣợng, tăng hiệu quả, giảm giá thành;

- Tiến hành kiểm soát độ chính xác các thiết bị kiểm tra, thử nghiệm nhằm ngăn ngừa các sai số đo.

Các tiêu chuẩn này có thể quy định các nội dung sau: - Đối với Quy chế quản lý trang thiết bị sản xuất:

Trình tự và thủ tục hoạt động phòng ngừa (kế hoạch kiểm tra định kỳ, thủ tục kiểm tra định kỳ, lập kế hoạch kiểm tra, thủ tục sửa chữa, thủ tục kiểm tra nghiệm thu,...);

Lựa chọn các trang thiết bị là đối tƣợng phòng ngừa; Mẫu sổ thống kê trang thiết bị;

Biên bản kiểm tra định kỳ;

Sử dụng biên bản kiểm tra định kỳ;...

- Đối với Tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ trang thiết bị sản xuất:

 Nơi kiểm tra;  Nội dung kiểm tra;

 Thời hạn kiểm tra (chu kỳ);  Phƣơng pháp kiểm tra;

 Dụng cụ đo;  Chuẩn cứ kiểm tra;

Hoạt động sau kiểm tra (thay thế các bộ phận, sửa chữa hiệu chỉnh,...).

- Đối với Quy chế quản lý thiết bị, dụng cụ kiểm tra và thử nghiệm:

Trình tự thủ tục kiểm soát độ chính xác (kế hoạch kiểm tra định kỳ, thủ tục kiểm tra định kỳ, ghi kết quả kiểm tra, thủ tục sửa chữa, thủ tục kiểm tra nghiệm thu,...).

- Đối với Tiêu chuẩn kiểm tra định kỳ thiết bị, dụng cụ kiểm tra và thử nghiệm:

Nơi kiểm tra; Nội dung kiểm tra;

Thời hạn kiểm tra (chu kỳ);

Phƣơng pháp kiểm tra (phƣơng pháp hiệu chuẩn); Dụng cụ đo (kể cả chuẩn và mẫu chuẩn);

Chuẩn cứ kiểm tra;

Hoạt động sau kiểm tra (phƣơng pháp khắc phục, phƣơng pháp hiệu chỉnh, thời hạn hiệu lực sử dụng,...).

Một phần của tài liệu 29.-TCH-co-so (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)