Đối với BLTTHS năm 2015: Với việc quy định của khoản 3 Điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 71 - 73)

BLTTHS năm 2015 mở rộng căn cứ: “Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp

dụng pháp luật” là hợp lý hơn so với quy định của BLTTHS năm 2003. Tuy

nhiên quy định như vậy thì phạm vi căn cứ lại quá rộng. Bởi việc áp dụng pháp luật sẽ bao gồm các bộ luật, các luật, các nghị định, các thông tư, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, trong đó có cả việc áp dụng BLTTHS

về thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố và xét xử là căn cứ thứ hai của kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như đã nói trên, gây nên sự chồng chéo trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Do đó, cần sửa đổi, bổ sung đối với căn cứ này cho phù hợp với thực tiễn khách quan. Việc sửa đổi nội dung này, chúng tơi đồng tình với đề xuất của tác giả Nguyễn Trung Kiên là: “…3. Có

sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Dân sự” [26].

Ngồi ra, chúng tơi cho rằng, theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì giai đoạn khởi tố bị can, khởi tố vụ án là độc lập so với giai đoạn điều tra và được quy định tại các chương khác nhau của BLTTHS. Các giai đoạn này phải được tiến hành theo những thủ tục nhất định theo quy định. Nếu xảy ra vi phạm nghiêm trọng trong quá trình khởi tố vụ án, khởi tố bị can như: Quyết định khởi tố bị can, khởi tố vụ án khơng có được VKS cùng cấp phê duyệt; khởi tố vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS năm 2015 nhưng khơng có u cầu của người bị hại, hoặc yêu cầu của đại diện người bị hại khi người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất… có thể dẫn tới sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Vì vậy cần thiết phải quy định căn cứ vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khởi tố vào căn cứ này.

Đối với việc quy định tại Điều 372 BLTTHS năm 2015 về phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Như đã phân tích tại tiểu mục 2.2.2.1 của Chương 2, học viên cho rằng để tránh việc hạn chế quyền phát hiện và kiến nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực của TAND cấp huyện do TAND cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra và phát hiện có vi phạm; hoặc trong trường hợp TAND cấp tỉnh xét thấy việc nếu đề nghị Chánh án TANDCC và Chánh án TANDTC xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là không

khách quan, vơ tư thì có thể thơng báo và kiến nghị đối với người có thẩm quyền của VKSND. Do đó, đề nghị sửa đổi đoạn 1 khoản 2 Điều 372 như sau: “2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh … kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp

cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xem xét kháng nghị”.

Cũng với lý do tương tự này, đề xuất sửa đổi đoạn 2 khoản 2 Điều 372: “Tòa

án quân sự cấp quân khu…. kiến nghị Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xem xét kháng nghị”.

Bên cạnh đó cũng cần sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2015 theo hướng tạo hành lang pháp lý để Phó Chánh án TANDTC, Phó Chánh án TANDCC, Phó Viện trưởng VKSNDTC, Phó Viện trưởng VKSNDCC là những người có thẩm quyền quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi được Chánh án hoặc Viện trưởng phân công hoặc ủy quyền để phù hợp với Luật TCTAND, Luật TCVKSND.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)