Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 77 - 80)

- Đối với BLHS năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017: Vớ

3.2.4. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ

Trong hoạt động tham mưu, giúp việc để đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chủ yếu là lực lượng Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án. Do đó, muốn nâng cao chất lượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì phải nâng cao năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ này.

Trong thời gian qua, hệ thống Tịa án đã có hành lang pháp lý cơ bản đảm bảo cho việc nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức nói chung và đội ngũ cán bộ làm công tác xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nói riêng, đó là Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức TAND được ban hành kèm theo Quyết định số 636/QĐ- TANDTC ngày 15/4/2018 của Chánh án TANDTC. Sau khi quy chế được ban hành, TANDTC đã duy trì cơng tác tập huấn chun mơn bằng hình thức hội nghị trực tuyến hàng tháng, Lãnh đạo và các Thẩm phán TANDTC đã trực tiếp quán triệt những nội dung pháp luật mới được ban hành hoặc sửa đổi bổ sung, tập trung giải đáp những thắc mắc trong công tác áp dụng pháp luật tại các Tòa án đối với từng nội dung cụ thể; Học viện Tòa án đã tổ chức nhiều khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ: Nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ Thư ký viên, Thư ký viên chính, nghiệp vụ Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, quản lý năng lực lãnh đạo quản lý cấp phòng, cấp vụ; các Tòa án đã chủ động trong công tác cử cán bộ đi học các lớp cao học, nghiên cứu sinh và các lớp nâng cao lý luận chính trị. Vì vậy, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao năng lực, trình độ đối với cán bộ hệ thống Tịa án nói chung và đối với đội ngũ cán bộ làm công tác xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong thời gian tới, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

Một là, phải coi trọng công tác rèn luyện phẩm chất đạo đức, tư tưởng

chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật. Trong đó, phải thường xuyên quán triệt và triển khai có hiệu quả các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thối về chính trị, đạo đức, những biểu hiện tiêu cực. Gắn việc rèn luyện đội ngũ cán bộ Tòa án với các mục tiêu cụ thể để lực lượng này thật sự là những cán bộ bản lĩnh, kỷ cương, cơng tâm và có trách nhiệm trong cơng việc. Cấp ủy

Đảng và lãnh đạo các Tòa án cần phải kịp thời nắm bắt được diễn biến tư tưởng chính trị và những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động để kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn để ổn định tư tưởng, giữ gìn đồn kết nội bộ; nếu có vi phạm cần phải được xử lý kịp thời, đặc biệt là đối với các cán bộ là đảng viên, là người giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo.

Hai là, tăng cường hơn nữa công tác tập huấn nghiệp vụ để nâng cao

trình độ nghiệp vụ cho cán bộ. Việc tập huấn cần thực hiện theo hướng vừa có tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn và phù hợp với từng đối tượng. Hoạt động này cần tổ chức thường xuyên, có cả tổ chức theo phương thức ngắn ngày, có cả tập huấn chuyên sâu theo từng chuyên đề. Đối với cán bộ làm công tác xem xét để tham mưu kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm cần tập trung vào kỹ năng phát hiện các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: phát hiện những vi phạm trong việc điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, của những người tiến hành tố tụng; bên cạnh đó là việc bồi dưỡng kỹ năng soạn thảo, trình bày văn bản để đảm bảo về mặt hình thức, bố cục, nội dung, sử dụng từ ngữ,… đối với các tờ trình, quyết định kháng nghị, quyết định giám đốc thẩm.

Ba là, chú trọng chất lượng công tác tuyển dụng đầu vào. Đây chính là một trong những tiền đề cơ bản để có được đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chun mơn cao sau này. Trong đó, trước khi tuyển dụng cần phải xác định đầy đủ tiêu chuẩn, số lượng cần tuyển dụng; phải có cơ chế sơ tuyển với đầy đủ các kỹ năng chuyên môn của lĩnh vực cần tuyển; khi tuyển dụng cần tổ chức bài bản, quy mơ, có kế hoạch cụ thể; đặc biệt coi trọng khâu ra đề và phải thực sự nghiêm túc trong công tác coi thi, chấm thi,… Sau tuyển dụng cần tiếp tục đào tạo để trình độ, năng lực của cán bộ phù hợp và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của vị trí cơng tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)