Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 41 - 43)

- Chuyển hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1.2.4.4. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị

Vấn đề thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm được quy định tại Điều 381 BLTTHS năm 2015. Trong đó, việc thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị có thể được thực hiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm. Riêng việc bổ sung, thay đổi kháng nghị chỉ được thực hiện khi còn trong thời hạn kháng nghị. Khi bổ sung, thay đổi hoặc rút kháng nghị trước khi mở phiên tịa giám đốc thẩm thì phải bằng quyết định; khi thực hiện tại phiên tịa giám đốc thẩm thì được ghi vào biên bản phiên tòa.

Hậu quả pháp lý khi người kháng nghị rút tồn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tịa và tại phiên tịa giám đốc thẩm đều là việc phải đình chỉ xét xử giám đốc thẩm. Tuy nhiên, thẩm quyền ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm khi người kháng nghị rút tồn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tịa giám đốc thẩm là Chánh án Tịa án có thẩm quyền giám đốc thẩm; cịn việc

rút tồn bộ kháng nghị thực hiện tại phiên tịa giám đốc thẩm thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm [46, Đ381].

So với quy định về thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị của BLTTHS năm 2003 chỉ được quy định bằng một khoản trong điều luật quy định chung về kháng nghị giám đốc thẩm thì BLTTHS năm 2015 đã được quy định bằng một điều luật riêng, chi tiết và cụ thể, đồng thời đã mở rộng thời điểm thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị giám đốc thẩm so với BLTTHS năm 2003, đó là ngồi việc thực hiện trước khi mở phiên tịa thì cịn có thể thực hiện tại phiên tòa giám đốc thẩm.

Tiểu kết Chương 1

Với Chương 1 của luận văn, bằng quá trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, cùng với việc nghiên cứu, đánh giá và tiếp thu có chọn lọc những vấn đề lý luận được công bố tại các cơng trình nghiên cứu về kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nói riêng và thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nói chung, chúng tơi đã đưa ra khái niệm của riêng mình về kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc làm rõ về mặt lý luận đối với trình tự kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, phân biệt điểm giống và khác nhau giữ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm với kháng nghị theo thủ tục tái thẩm về căn cứ, chủ thể và trình tự kháng nghị; đồng thời phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành liên quan đến kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, rút ra ý nghĩa của kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm sẽ góp phần quan trọng để chúng ta có thêm nhận thức, hiểu biết đúng đắn về vấn đề này và làm cơ sở cho việc đánh giá thực tiễn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tại TANDCC tại Đà Nẵng sẽ được trình bày tại Chương 2 của luận văn.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)