Yêu cầu pháp chế xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 67 - 68)

- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật Căn cứ này chủ yếu thể hiện ở việc cấp sơ thẩm và phúc thẩm có sai lầm trong việc áp

3.1.2. Yêu cầu pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm túc và đầy đủ hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được ghi nhận tại Điều 8 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp

luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” [42]. Trong tố tụng hình sự, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ

nghĩa được quy định tại Điều 7 BLTTHS năm 2015: “Mọi hoạt động tố tụng

hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngồi những căn

cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định” [46]. Đây là một nguyên tắc

mang tính định hướng cho việc tổ chức các hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Nó địi hỏi phải thực hiện các bảo đảm để tăng cường pháp chế khi tiến hành các hoạt động tố tụng nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân, tổ chức và lợi ích của Nhà nước. Mọi hoạt động về tố tụng hình sự phải được những người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thực hiện theo quy định của BLTTHS; nếu vi phạm mà dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết vụ án thì được coi là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cũng phải tuân thủ các quy định của BLTTHS. Có như vậy thì ngun tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự mới được đảm bảo thực hiện.

Cũng thông qua kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, những vi phạm, sai lầm (nếu có) trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được chỉ ra để từ đó có cơ hội sửa chữa, khắc phục, định hướng lại công tác áp dụng pháp luật được đúng đắn và thống nhất. Nâng cao chất lượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm cũng chính là một trong những yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)