Hoàn thiện tổ chức bộ máy giúp việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 76 - 77)

- Đối với BLHS năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017: Vớ

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy giúp việc

Hiện nay, theo quy định của BLTTHS năm 2015, thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với các bản án, quyết định hình sự của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật do có vi phạm pháp luật trong các TAND được trao quyền cho Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDCC, Viện trưởng VKSNDCC. Đơn vị tham mưu, giúp việc cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tại TANDTC là Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính (được gọi tắt là Vụ Giám đốc,

kiểm tra 1), tại VKSNDTC là Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử

hình sự (được gọi tắt là Vụ 7), tại TANDCC là Phòng Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính (có nơi thì phịng này có thêm nhiệm vụ giám đốc, kiểm

tra về gia đình và người chưa thành niên - được gọi tắt là Phòng Giám đốc, kiểm tra 1), tại VKSNDCC là Phịng Thực hành quyền cơng tố và kiểm sát

xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hình sự thuộc Viện thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (được gọi tắt là Viện 1).

Trên tinh thần của yêu cầu về cải cách tư pháp của Bộ Chính trị, Hiến pháp năm 2013 đã có những thay đổi trong cơ cấu tổ chức của các TAND, trong đó tổ chức thêm cấp Tòa án mới là TADNCC. Do vậy, kể từ khi các TANDCC đi vào hoạt động thì nó là một cấp Tịa án mới hồn toàn độc lập so với cấp hành chính, khơng phải chịu sự ràng buộc, chi phối của các cơ quan

hành chính tại địa phương, đáp ứng được yêu cầu về tiêu chí “khơng phụ

thuộc vào đơn vị hành chính” của Nghị quyết số 49-NQ/TW.

Tại TANDCC tại Đà Nẵng, đơn vị tham mưu, giúp việc cho Chánh án quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là Phịng Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính, gia đình và người chưa thành niên (gọi tắt là

Phòng GĐKT 1). Như đã phân tích tại tiểu mục 2.2.2.3 của Chương 2, Phòng

GĐKT 1 hiện nay phải tham mưu đồng thời cả ba lĩnh vực nên cán bộ khơng có điều kiện chuyên sâu nghiên cứu về một loại án, lực lượng cán bộ nghiên cứu không nhiều, kinh nghiệm và năng lực của nhiều cán bộ cịn có phần hạn chế, cán bộ nghiên cứu chủ yếu là Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án nhưng lại thẩm tra hồ sơ vụ án do các Thẩm phán trung cấp, thậm chí là Thẩm phán cao cấp giải quyết xét xử, lãnh đạo phòng mới chỉ giữ ngạch Thẩm tra viên,… dẫn đến việc chỉ ra các căn cứ kháng nghị cịn thiếu chuẩn xác, thậm chí là việc bỏ sót căn cứ kháng nghị dẫn đến việc trả lời khơng có căn cứ kháng nghị nhưng sau đó lại bị cấp trên quyết định kháng nghị. Vì vậy nên quy định đơn vị giúp việc theo quy mô chỉ tham mưu với một lĩnh vực nhất định để có điều kiện tập trung chuyên sâu hơn; cần tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm tra hồ sơ có đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để tránh bị quá tải; cần quy định lãnh đạo Phòng GĐKT tại các TANDCC có ngạch Thẩm phán trung cấp hoặc Thẩm tra viên chính trở lên để tương đồng với trình độ người giải quyết, xét xử các vụ án có bản án, quyết định bị đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)