Phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 80 - 84)

- Đối với BLHS năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017: Vớ

3.2.5. Phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm

theo thủ tục giám đốc thẩm

Theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì khơng chỉ người bị kết án mà mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tịa án để thơng báo cho người có thẩm quyền biết. Vì vậy, cần thiết phải có những biện pháp, cách thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật phù hợp nhằm nâng cao kiến thức pháp luật trong nhân dân để họ nhận thức rõ và thực hiện tốt hơn quyền, trách nhiệm đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm của mình, tránh hiện tượng “cầu may” trong việc gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm. Qua thực tiễn hàng năm tại TANDCC tại Đà Nẵng, số lượng đơn đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm là rất lớn, nhưng số lượng đơn trùng lặp hoặc không thuộc thẩm quyền lại tương đối nhiều, số đơn có đủ điều kiện xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì phần lớn lại khơng có căn cứ kháng nghị nên người có thẩm quyền thông báo không quyết định kháng nghị (trả lời đơn). Theo thống kê của TANDCC tại Đà Nẵng, từ năm 2016 đến năm 2019, số đơn đề nghị, văn bản kiến nghị giám đốc thẩm nói chung là 10.506 đơn nhưng chỉ có 3.350 đơn, văn bản đủ điều kiện thụ lý để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (chiếm tỷ lệ 33,60%), trong đó có tới 2.361 đơn đề nghị, kiến nghị được thơng báo khơng có căn cứ kháng nghị (chiếm tỷ lệ 70,50%). Vì vậy, cơng tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt là pháp luật về kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng phát hiện những vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật làm căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để thơng báo cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc kháng nghị.

Tiểu kết Chương 3

BLTTHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung các quy định về giám đốc thẩm nói chung và kháng nghị theo thủ tục gám đốc thẩm nói riêng để hồn thiện hơn theo yêu cầu cải cách tư pháp của Bộ Chính trị đặt ra. Việc nâng cao chất lượng công tác kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là một đòi hỏi mang tính khách quan trong tình hình mới. Trên cơ sở đánh giá những nguyên nhân vi phạm, sai lầm và hạn chế của công tác này từ thực tiễn TANDCC tại Đà Nẵng tại Chương 2 của luận văn, cùng với những yêu cầu của việc nâng cao chất lượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, học viên đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác này. Các giải pháp đó là: cần phải tiếp tục hồn thiện pháp luật về hình sự, về tố tụng hình sự; nâng cao chất lượng hoạt động xét xử giải quyết, xét xử của hệ thống Tịa án; hồn thiện về tổ chức bộ máy giúp việc, tham mưu; nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ; tăng cường công tác phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật đối với nhân dân trong việc đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.

Hy vọng rằng, cùng với nhiều giải pháp đồng bộ mà hệ thống Tịa án nói chung, TANDCC tại Đà Nẵng nói riêng đang tiến hành thì những giải pháp của học viên sẽ có tác dụng tích cực trong hoạt động kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, góp phần hồn thành chỉ tiêu công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm mà Quốc hội đề ra, tạo động lực cho việc hồn thành nhiệm vụ chung của hệ thống Tịa án.

KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu trong luận văn cho thấy:

Tuy các quy định của BLTTHS năm 2015 về kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đã mang lại những hiệu quả nhất định trong khắc phục những vi phạm, sai lầm trong quá trình giải quyết, xét xử các vụ án hình sự nhưng qua thực tiễn vẫn cịn bộc lộ những hạn chế, có quy định chưa thật sự hồn thiện dẫn đến cịn có cách nhận thức, cách hiểu khơng thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật. Vì vậy, việc hồn thiện các quy định của pháp luật về tố tụng hình sự nói chung và các quy định về kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nói riêng là những đòi hỏi thực tế và cần thiết.

Thông qua việc làm rõ về mặt lý luận liên quan đến kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự như về khái niệm, ý nghĩa, trình tự, phân tích các quy định của BLTTHS năm 2015 về kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để cho thấy cái nhìn tồn diện hơn về quy định này. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tại TANDCC tại Đà Nẵng để làm rõ những kết quả đã đạt được, rút ra một số vi phạm, sai lầm, hạn chế và nguyên nhân; qua đó cho thấy việc phải nâng cao chất lượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là nhu cầu cần thiết hiện nay. Từ đó học viên đã có những nhận định về yêu cầu phải nâng cao chất lượng hoạt động kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, đồng thời đề ra một số giải pháp để thực hiện tốt các yêu cầu này.

Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài luận văn, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong phạm vi khả năng cho phép, nhưng chắc chắn các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết; các giải pháp để nâng cao chất lượng kháng nghị giám đốc thẩm trong luận văn chưa phải là đầy đủ và tồn diện. Vì vậy, học viên mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các Thày, Cô giáo, các chuyên gia pháp luật,

các học giả, các đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn nữa và hoàn thành tốt các nhiệm vụ nghiên cứu.

Qua đây, chúng tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Ban Chủ nhiệm Khoa Luật - Học viện Khoa học xã thội và các Thày, Cô giáo đã tham gia giảng dạy và tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tơi hồn thành khóa học, đặc biệt là Tiến sĩ Đặng Quang Phương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các tác giả đã có những cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài để tơi có những tài liệu tham khảo quý giá, hữu ích trong q trình thực hiện luận văn./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)