- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật Căn cứ này chủ yếu thể hiện ở việc cấp sơ thẩm và phúc thẩm có sai lầm trong việc áp
3.1.3. Yêu cầu bảo vệ quyền con ngườ
Trong hoạt động tố tụng hình sự, quyền con người rất dễ bị xâm phạm và hậu quả của nó thường rất nghiêm trọng cả về vật chất lẫn tinh thần. Việc quy định trong Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là Chương 2, chỉ sau Chương 1 về chế độ chính trị đã cho thấy vị trí đặc biệt của quyền con người nói chung và việc bảo vệ quyền con người nói riêng. Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: “…các quyền con
công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [42].
Đối với Tòa án, Hiến pháp cũng quy định những nhiệm vụ đầu tiên là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người. Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, BLTTHS năm 2015 đã có những quy định hồn thiện hơn liên quan đến đảm bảo quyền con người. Trong đó có các nguyên tắc cơ bản được quy định như: Tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tại Điều 8; bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật tại Điều 9; bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể tại Điều 10; bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân tại Điều 11; bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân tại Điều 12; suy đốn vơ tội tại Điều 13; không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm tại Điều 14; bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tại Điều 16…[46]. Trong hoạt động kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, bảo vệ quyền con người cũng được thể hiện thông qua việc trao quyền phát hiện bản án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm để thơng báo, đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; nghĩa vụ của các cơ quan có thẩm quyền trong việc tiếp nhận đơn, thông báo đề nghị kháng nghị và thông báo việc chuyển đơn, tài liệu liên quan đến người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc hoặc quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải được gửi đến những người có liên quan,… Thơng qua hoạt động kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, các bản án, quyết định được cho là có vi phạm, sai lầm một lần nữa được xem xét lại nhằm kịp thời phát hiện để sửa chữa, khắc phục, từ đó đảm bảo hoạt động xét xử của Tịa án đúng người, đúng tội, tránh tình trạng oan sai, việc áp dụng tội danh và hình phạt phù hợp với hành vi phạm tội và hậu quả gây ra, thậm chí là minh oan cho người bị kết án đã chết,… Như vậy, để đảm bảo quyền con người thì việc
nâng cao chất lượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm cũng là một yêu cầu, một địi hỏi mang tính tất yếu, khách quan trong hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành.