Nguyên nhân từ đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 62 - 63)

- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật Căn cứ này chủ yếu thể hiện ở việc cấp sơ thẩm và phúc thẩm có sai lầm trong việc áp

2.2.2.2. Nguyên nhân từ đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm

Như đã đánh giá ở tiểu mục 2.1.1 ở trên, trong 04 năm, từ 2016 - 2019, tại TANDCC tại Đà Nẵng đã tiếp nhận tổng cộng 1.469 đơn đề nghị, văn bản kiến nghị giám đốc thẩm đối với các bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Tuy nhiên, chỉ có 38,86% đơn đề nghị, văn bản kiến nghị đủ điều kiện thụ lý để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. Nếu so với tổng số lượng các vụ án hình sự mà các Tòa án thuộc phạm vi thẩm quyền đã xét xử thì số lượng đơn đề nghị, văn bản kiến nghị như trên là tương đối ít, nhưng so với quy mô tổ chức và số lượng công chức của TANDCC tại Đà Nẵng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến lĩnh vực này, thì số lượng trên là tương đối lớn, gây nhiều áp lực từ tiếp nhận, xử lý đến nghiên cứu hồ sơ và xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Bên cạnh đó, còn có tới 898 đơn đề nghị, văn bản kiến nghị giám đốc thẩm (chiếm 51,14%) không thuộc thẩm quyền hoặc trùng lặp cho thấy chất lượng thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm là tương đối thấp. Nhiều thông báo khi đưa vào thụ lý để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm chưa thể hiện rõ các nội dung vi phạm pháp luật làm căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo quy định nên lại mất rất nhiều thời gian xác minh, yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ bổ sung,… Có thông báo lại gửi đồng thời đến nhiều cơ quan có thẩm quyền xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, dẫn đến tình trạng không rút được hồ sơ và phải chờ kết quả

giải quyết của các cơ quan khác nên việc xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm bị kéo dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)