Nguyên nhân do quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 60 - 63)

- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật Căn cứ này chủ yếu thể hiện ở việc cấp sơ thẩm và phúc thẩm có sai lầm trong việc áp

2.2.2.1. Nguyên nhân do quy định của pháp luật

Việc ban hành BLTTHS năm 2015, BLHS năm 2015 và BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2017) là một bước tiến mới trong hoạt động lập pháp của Việt Nam nói chung và pháp luật hình sự nói riêng. Đã có nhiều quy định mới lần đầu tiên được pháp điển hóa, nhiều nội dung quy định rõ ràng hơn,… Tuy nhiên, các văn bản pháp luật trên cịn có những bất cập, hạn chế nhất định. Chẳng hạn như nhiều quy định về cấu thành tội phạm trong BLHS cịn mang tính tổng qt, thiếu miêu tả các dấu hiệu đặc trưng riêng có nên cịn có những nhận thức và áp dụng khác nhau trong thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật. Nhiều nhóm tội có dấu hiệu cấu thành tội phạm gần như tương tự nên dễ bị nhầm lẫn, như dấu hiệu dùng vũ lực và các hành vi khác để chiếm đoạt tài sản của tội “Cướp tài sản” theo Điều 168 với tội “Cưỡng đoạt

theo Điều 123 với tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho

người” khác theo Điều 134 BLHS năm 2017; khoảng định khung hình phạt

của các loại tội phạm trong BLHS vẫn còn quá rộng dẫn đến việc áp dụng cịn mang tính tùy nghi và phụ thuộc phần lớn vào ý chí chủ quan của người áp dụng pháp luật. Hay như việc quy định căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm tại khoản 3 Điều 371 BLTTHS năm 2015 là quá rộng dẫn đến tình trạng lúng túng khi áp dụng và gây chồng lấn với chính khoản 2 của điều luật. Hoặc quy định tại Điều 372 BLTTHS năm 2015 về phát hiện và thơng báo cho người có thẩm quyền về bản án, quyết định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng cần kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là một quyền, nhưng lại hạn chế việc kiến nghị của TAND cấp tỉnh sau khi thực hiện kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện phát hiện có vi phạm pháp luật lại chỉ kiến nghị với Chánh án TANDCC, Chánh án TANDTC xem xét kháng nghị; hạn chế việc kiến nghị của TAQS cấp quân khu sau khi thực hiện kiểm tra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của TAQS khu vực phát hiện có vi phạm pháp luật chỉ kiến nghị với Chánh án TAQS trung ương xem xét kháng nghị là chưa phù hợp. Ngoài ra, theo BLTTHS thì chỉ có Chánh án Tịa án và Viện trưởng Viện kiểm sát mới là người có thẩm quyền quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Tuy nhiên, theo Luật TCTAND thì Phó Chánh án Tòa án giúp Chánh án thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án, Luật TCVKSND thì Phó Viện trưởng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Viện trưởng và thực tế các Phó Chánh án và Phó Viện trưởng vẫn ký quyết định kháng nghị. Vấn đề ngày không được ghi nhận trong BLTTHS là một thiếu sót.

Bên cạnh đó, việc giải thích, hướng dẫn áp dụng đối với một số nội dung quy định về giám đốc thẩm còn chưa được kịp thời, nên thực tiễn việc áp dụng cịn có khăn nhất định, một số trường hợp còn lúng túng và nhận thức

không thống nhất. Một số vướng mắc về nghiệp vụ chuyên môn chưa được hướng dẫn kịp thời, nên việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn xét xử gặp nhiều khó khăn, nhiều trường hợp khi giải quyết những vấn đề cụ thể bị lúng túng, hoặc nhận thức khác nhau cho nên kết quả giải quyết không đồng nhất, ảnh hưởng đến chất lượng xét xử.

2.2.2.2. Nguyên nhân từ đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm Như đã đánh giá ở tiểu mục 2.1.1 ở trên, trong 04 năm, từ 2016 - 2019, tại TANDCC tại Đà Nẵng đã tiếp nhận tổng cộng 1.469 đơn đề nghị, văn bản kiến nghị giám đốc thẩm đối với các bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật của các Tịa án thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Tuy nhiên, chỉ có 38,86% đơn đề nghị, văn bản kiến nghị đủ điều kiện thụ lý để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. Nếu so với tổng số lượng các vụ án hình sự mà các Tịa án thuộc phạm vi thẩm quyền đã xét xử thì số lượng đơn đề nghị, văn bản kiến nghị như trên là tương đối ít, nhưng so với quy mô tổ chức và số lượng công chức của TANDCC tại Đà Nẵng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến lĩnh vực này, thì số lượng trên là tương đối lớn, gây nhiều áp lực từ tiếp nhận, xử lý đến nghiên cứu hồ sơ và xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Bên cạnh đó, cịn có tới 898 đơn đề nghị, văn bản kiến nghị giám đốc thẩm (chiếm 51,14%) không thuộc thẩm quyền hoặc trùng lặp cho thấy chất lượng thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm là tương đối thấp. Nhiều thông báo khi đưa vào thụ lý để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm chưa thể hiện rõ các nội dung vi phạm pháp luật làm căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo quy định nên lại mất rất nhiều thời gian xác minh, yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ bổ sung,… Có thơng báo lại gửi đồng thời đến nhiều cơ quan có thẩm quyền xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, dẫn đến tình trạng khơng rút được hồ sơ và phải chờ kết quả

giải quyết của các cơ quan khác nên việc xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm bị kéo dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)