Yêu cầu của hiến pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 65 - 67)

- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật Căn cứ này chủ yếu thể hiện ở việc cấp sơ thẩm và phúc thẩm có sai lầm trong việc áp

3.1.1. Yêu cầu của hiến pháp

Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa 13 thơng qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 28/11/2013, đây được coi là một sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của nước ta. Hiến pháp mới ra đời là sự thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời

gian tới”; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng

và hoàn thiện hệ thống tư pháp Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lực cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó đáng chú ý là việc “…xác định Tịa án có vị trí

trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm…” [6].

Trên cơ sở kế thừa và phát triển Điều 126 và Điều 127 Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục xác định TAND là cơ quan xét xử, đồng thời quy định bổ sung chức năng là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Theo đó, tại khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là

cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” [42]. Việc ghi nhận ngoài chức năng là cơ quan xét xử thì

TAND cịn thực hiện quyền tư pháp, đã cho thấy có những bước tiến mới về tư duy lập pháp của Việt Nam, là sự phát triển của quá trình nhận thức, phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Nó nhằm phân định quyền lực nhà nước theo hướng giữa cơ quan thực hiện quyền tư pháp là TAND với các cơ quan

lập pháp và hành pháp. Với ý nghĩa đó thì chỉ Tịa án mới có quyền xét xử và thực hiện quyền tư pháp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Tịa án có thể giải quyết những vụ việc liên quan đến quyền con người, quyền công dân nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 102 của Hiến pháp: “Tịa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền

công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” [42].

Khoản 2 Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định: “Tòa án nhân dân gồm

Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do Luật định” [42]. Khác với

Hiến pháp năm 1992, quy định về tổ chức của Tòa án trong Hiến pháp năm 2013 đã được tinh gọn hơn, tạo hành lang pháp lý cơ bản để Luật TCTAND quy định cơ cấu tổ chức TAND theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, trong đó có việc quy định TAND gồm: TANDTC, TANDCC, TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện và các Tòa án quân sự [40]. Như vậy, lần đầu tiên TANDCC được quy định và là một cấp Tòa án. Đây là cấp Tịa án mới và được luật hóa từ chính nhiệm vụ của cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW: “…khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính…” [6].

Đối với các phán quyết của Tòa án, Hiến pháp cũng ghi nhận tại Điều 106: “Bản án, quyết định của Tịa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải

được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” [42]. Đây là quy định không mới so với Hiến

pháp năm 1992, nhưng đã được sửa đổi cho phù hợp trước bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới không chỉ về kinh tế, văn hóa mà cả hội nhập trong lĩnh vực pháp luật. Theo đó, bản án, quyết định của Tịa án là các văn bản tố tụng được Tòa án ban hành để giải quyết một vụ án nhất định. Trong lĩnh vực hình sự thì nó là sự kết luận của Tịa án về việc có tội hay khơng có tội, quyết định về hình phạt và các biện pháp tư pháp khác. Quy

định này một lần nữa đề cao vị trí của Tịa án trong hoạt động thực hiện chức năng xét xử và quyền tư pháp của mình. Phán quyết của Tịa án phải được tôn trọng và thi hành. Đây khơng chỉ là trách nhiệm mà cịn là nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

Tuy nhiên, như đã phân tích tại Chương 1, khơng phải mọi bản án, quyết định của Tòa án đều đảm bảo chính xác, đúng pháp luật. Để kịp thời phát hiện, sửa chữa những sai lầm này thì hoạt động kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được tổ chức thực hiện mang tính tất yếu khách quan, đặc biệt trong hoạt động kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với các vụ án hình sự. Việc nâng cao chất lượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chính là để ngày càng hạn chế những sai lầm trong hoạt động xét xử của Tòa án, để Tòa án thực hiện tốt hơn chức năng là cơ quan xét xử và thực hiện quyền tư pháp của mình. Có như vậy, mỗi phán quyết của Tòa án đảm bảo đúng pháp luật, được các tổ chức, cá nhân tôn trọng và được thi hành. Và vì vậy, nâng cao chất lượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm cũng chính là một trong những yêu cầu của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)