Tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 38 - 40)

- Chuyển hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1.2.4.2. Tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

một cách chung chung: “kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải nêu rõ

lý do” [45, Đ277], thì BLTTHS năm 2015 đã pháp điển hóa thành một điều

luật cụ thể được quy định trong BLTTHS hiện hành. Như vậy, nội dung quyết định kháng nghị phải chỉ rõ được bản án, quyết định có vi phạm nghiêm trọng cần phải xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm; phải đánh giá, phân tích và nhận xét các vi phạm pháp luật, sai lầm của bản án, quyết định là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và phải chỉ rõ Tịa án có thẩm quyền giám đốc thẩm...

1.2.4.2. Tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thủ tục giám đốc thẩm

Thủ tục này theo BLTTHS năm 2015 so với BLTTHS năm 2003 được quy định cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau là BLTTHS năm 2015 được hoàn

thiện hơn về mặt câu chữ. Theo đó, việc tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 377 BLTTHS năm 2015. Điều luật này quy định người ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực phá luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó. Việc tạm đình chỉ thi hành có thể là đối với toàn bộ bản án, quyết định hoặc một phần bản án, quyết định tùy thuộc vào việc kháng nghị đối với toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định. Thời hạn tạm đình chỉ tính từ ngày ra quyết định cho đến khi Tịa án có thẩm quyền giải quyết xong thủ tục giám đốc thẩm. Tuy khơng có quy định cụ thể về thời điểm ban hành và hình thức của quyết định tạm đình chỉ, nhưng thơng thường quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định được ban hành đồng thời cùng thời điểm hoặc sau thời điểm đã ban hành quyết định kháng nghị giám đốc thẩm; quyết định tạm đình chỉ có thể ban hành bằng một văn bản riêng hoặc được quyết định ngay trong quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, nhưng thường thấy hơn cả là bằng một quyết định riêng.

Cũng tại điều luật này còn quy định quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải được gửi cho Tòa án, Viện kiểm sát nơi đã xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm và cơ quan thi hành án có thẩm quyền. Việc quy định như vậy là hoàn tồn phù hợp với thực tiễn cơng tác giám đốc thẩm nói chung và kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nói riêng. Nó đảm bảo cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành bản án, quyết định có vi phạm, sai lầm (nếu có) tạm thời dừng việc thi hành, tránh trường hợp có thể dẫn đến oan sai hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân có liên quan. Tuy nhiên, quy định này cũng chưa thật đầy đủ trong trường hợp TANDTC kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định giám đốc thẩm của TANDCC hoặc TAQS trung ương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)