Những vi phạm, sai lầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 55 - 60)

- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật Căn cứ này chủ yếu thể hiện ở việc cấp sơ thẩm và phúc thẩm có sai lầm trong việc áp

2.2.1. Những vi phạm, sai lầm

Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2015, là một cấp Tòa án mới được thành lập theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật TCTAND năm 2014, TANDCC tại Đà Nẵng đã từng bước được kiện toàn về cơ cấu tổ chức và dần được bổ sung đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ nên hoạt động chuyên mơn ngày càng đi vào ổn định, có chất lượng, tỷ lệ giải quyết, xét xử các loại vụ việc theo thẩm quyền đạt chỉ tiêu TANDTC và Quốc hội đề ra. Công tác giám đốc thẩm luôn được lãnh đạo TANDCC tại Đà Nẵng quan tâm, ưu tiên giải quyết nên tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm hàng năm đều đạt trên 60%, tỷ lệ xét xử giám đốc thẩm luôn đạt từ 80% trở lên, chất lượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dần được nâng lên. Tuy nhiên, ngồi những kết quả đã đạt được thì trong thời gian qua, công tác kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tại TANDCC tại Đà Nẵng cũng có những vi phạm, sai lầm và hạn chế nhất định, đó là:

Thứ nhất: Số lượng các vụ án được xem xét để kháng nghị theo thủ tục

giám đốc thẩm cịn thấp.

Để có cơ sở đánh giá, so sánh, đối chiếu giữa số lượng vụ án hình sự được TANDCC tại Đà Nẵng xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, chúng tôi đã thu thập và tổng hợp số lượng các án hình sự do các Tòa án thuộc thẩm quyền theo lãnh thổ, như bảng thống kê dưới đây:

Bảng 2.5: Kết quả giải quyết, xét xử các vụ án hình sự của các Tịa án

thuộc thẩm quyền theo lãnh thổ của TANDCC tại Đà Nẵng.

Năm Cấp huyện GQ, XX (vụ) Cấp tỉnh GQ, XX (vụ) Tổng cộng (vụ) 2016 8.027 3.084 11.111 2017 7.595 2.757 10.352 2018 8.117 3.166 11.283 2019 7.573 3.049 10.622 Tổng 31.312 12.056 43.368

(Nguồn số liệu: Các đơn vị Trưởng Cụm thi đua số III TAND từ 2016 - 2019)

Thông qua số liệu trên bảng thống kê trên cho thấy từ năm 2016 - 2019, các Tòa án thuộc phạm vi thuộc thẩm quyền theo lãnh thổ của TANDCC tại Đà Nẵng (Tòa án cấp tỉnh và cấp huyện của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) đã giải quyết, xét xử 43.368 vụ án hình sự, trong đó cấp huyện là 31.312 vụ và cấp tỉnh 12.056 vụ [13]. Do số lượng vụ án hình sự cấp tỉnh giải quyết khơng phân biệt giữa án sơ thẩm và phúc thẩm, không phản ánh rõ số lượng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nên chỉ có cơ sở so sánh tổng số lượng vụ án hình sự các Tịa án thuộc phạm vi thẩm quyền đã giải quyết, xét xử với số lượng vụ án hình sự thụ lý để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm của TANDCC tại Đà Nẵng, tỷ lệ này chỉ chiếm 1,32%; còn nếu so sánh với số bản án, quyết định đã bị Chánh án TANDCC tại Đà Nẵng kháng nghị giám đốc thẩm thì tỷ lệ này là 0,18%. Như vậy, số lượng bản án, quyết định được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm và số lượng các bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với các Tòa án thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của TANDCC tại Đà Nẵng là rất thấp.

Thứ hai: Trường hợp phải rút kháng nghị còn tương đối nhiều.

Chất lượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được thể hiện rõ nét nhất thông qua số lượng các quyết định kháng nghị bị Hội đồng giám đốc

thẩm không chấp nhận (bác kháng nghị) hoặc người có thẩm quyền phải rút quyết định kháng nghị của mình, kể cả trước khi mở phiên tòa và tại phiên tòa. Nếu số lượng số quyết định kháng nghị không được chấp nhận hoặc được người có thẩm quyền rút kháng nghị càng nhiều thì chất lượng kháng nghị càng thấp và ngược lại. Tuy các quyết định kháng nghị của Chánh án TANDCC tại Đà Nẵng khơng có trường hợp nào bị Hội đồng giám đốc thẩm bác kháng nghị, nhưng tỷ lệ rút quyết định kháng nghị trước khi mở phiên tòa giám đốc thẩm là tương đối cao, với 11 quyết định trong tổng số 97 quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đã được ban hành, chiếm tỷ lệ 11,34%.

Trong đó, có trường hợp người có thẩm quyền kháng nghị và đơn vị tham mưu đã không kiểm tra việc thi hành bản án, quyết định đang được xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nên dẫn đến tình trạng kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại để đảm bảo đúng quy định của pháp luật, nhưng khi kháng nghị thì bị cáo đã chấp hành xong hình phạt nên phải rút kháng nghị. Ví dụ: Vụ án Huỳnh Điệp bị TAND tỉnh Quảng Nam xét xử theo Bản án hình sự phúc thẩm số 171/2017/HSPT với mức án 30 tháng tù về tội “Lợi

dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Chánh án TANDCC tại

Đà Nẵng đã quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án nêu trên tại Quyết định kháng nghị số 37/2018/KN-HS ngày 16/7/2018. Tuy nhiên, sau đó phát hiện Huỳnh Điệp đã chấp hành xong hình phạt của bản án phúc thẩm đã tuyên, thậm chí chấp hành xong cả phần trách nhiệm bồi thường dân sự, nên Chánh án TANDCC tại Đà Nẵng đã phải ban hành Quyết định số 03/2018/QĐ-TA ngày 23/11/2018 để rút quyết định kháng nghị nêu trên.

Hoặc, có trường hợp cán bộ tham mưu đề xuất quyết định kháng nghị khi chưa có đầy đủ nhận thức pháp luật, kỹ năng áp dụng pháp luật, khả năng nghiên cứu hồ sơ; người có thẩm quyền kháng nghị lại thiếu kiểm tra khi ban hành quyết định kháng nghị, dẫn đến tình trạng sau khi nhận thức lại và kiểm

tra toàn bộ hồ sơ vụ án phải quyết định rút kháng nghị. Ví dụ: Vụ án “Trộm

cắp tài sản” và “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” xảy ra Cơng

ty CP dịch vụ cáp treo Bà Nà do TAND huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng xét xử tại Bản án hình sự sơ thẩm số 07/2016/HSST ngày 22/4/2016. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 16/2016/KN-HS ngày 26/8/2016 của Chánh án TANDCC tại Đà Nẵng kháng nghị đề nghị hủy bản án nói trên và cho rằng hành vi của các bị cáo trong vụ án chưa đủ yếu tố cấu thành tội mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên. Tuy nhiên, sau khi xác định lại hành vi các bị cáo dùng tay che mắt thần bộ cảm biến của máy kiểm sốt vé, làm cho Cơng ty khơng biết được việc số người vào cổng thực tế cao hơn số vé đã bán, để quay vòng vé và bán lại cho một bị cáo khác, gây thiệt hại cho Công ty CP dịch vụ cáp treo Bà Nà 72 triệu đồng, phù hợp với các tội danh mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên nên Chánh án TANDCC tại Đà Nẵng đã phải ban hành Quyết định số 02/2017/QĐ-TA ngày 08/12/2017 để rút quyết định kháng nghị nêu trên.

Thứ ba: Cịn có tình trạng nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ không

đầy đủ dẫn đến việc quyết định kháng nghị chỉ được Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận một phần. Ví dụ: Vụ án Hồng Huy Hoàng bị TAND thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế xử phạt 07 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về

điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo Bản án hình sự sơ thẩm số

45/2017/HSST ngày 24/01/2017 và được TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho hưởng án treo theo Bản án hình sự phúc thẩm số 59/2017/HSPT ngày 23/5/2017. Chánh án TANDCC tại Đà Nẵng ban hành Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 20/2018/KN-HS ngày 18/5/2018 kháng nghị bản án phúc thẩm nêu trên và đề nghị hủy cả bản án phúc thẩm và sơ thẩm, với lý do: Hành vi điều khiển ô tô không giảm tốc độ và không nhường đường cho xe từ phía ưu tiên khi đi vào khu vực đường giao nhau có vịng xuyến, xe ơ tơ của

Hồng gây tai nạn làm 01 người bị thương nặng và sau đó chết tại bệnh viện thuộc trường hợp rất nghiêm trọng. Việc áp dụng khoản 1 Điều 202 BTHS năm 1999 để xử phạt bị cáo là có căn cứ, đúng pháp luật, Tịa án cấp sơ thẩm chỉ xử phạt bị cáo 07 tháng tù và Tòa án cấp phúc thẩm cho bị cáo được hưởng án treo là quá nhẹ, không đáp ứng được yêu cầu cơng tác đấu tranh phịng, chống loại tội phạm này. Tại Quyết định giám đốc thẩm số 75/2018/HS-GĐT ngày 26/11/2018 của UBTP TANDCC tại Đà Nẵng cho rằng: Bị cáo bị xét xử theo khoản 1 Điều 202 BLHS năm 1999 có căn cứ; khoản 1 Điều 202 có khung hình phạt từ 06 tháng đến 05 năm tù, bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nên Tịa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo 07 tháng tù là phù hợp. Tuy nhiên, tại giai đoạn phúc thẩm bị cáo khơng có tình tiết giảm nhẹ mới mà Tòa án cấp phúc thẩm cho bị cáo hưởng án treo là chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Vì vậy, Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận một phần kháng nghị, hủy bản án bản án phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm về phần hình phạt.

Thứ tư: Hình thức, nội dung của quyết định kháng nghị giám đốc thẩm

vẫn cịn có những thiếu sót, cả về kỹ thuật trình bày, sử dụng ngơn từ và lỗi chính tả.

Ở giai đoạn này, các bản án, quyết định được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đều đã có hiệu lực pháp luật. Nhưng một số quyết định kháng nghị giám đốc thẩm vẫn nêu: “Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án đối với bị cáo:” là chưa chính xác, mà cần gọi là “đối với người bị kết án”. Chẳng hạn như các Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 05/2019/KN-HS ngày 01/7/2019, số 33/2018/KN-HS ngày 14/6/2018 hay số 16/2016/KN-HS ngày 26/8/2016,…

Công tác quản lý, lấy số phát hành quyết định kháng nghị giám đốc thẩm cịn chưa chặt chẽ, thiếu tính chun nghiệp như việc lấy trùng số quyết định kháng nghị hoặc xác định mốc thời gian để bắt đầu lấy số quyết định.

Chẳng hạn như ngày 10/4/2018, Chánh án TANDCC tại Đà Nẵng đã ban hành Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 09/2018/KN-HS đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 33/2017/HSST ngày 17/5/2017 của TAND thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; nhưng trước đó, vào ngày 12/3/2018, Chánh án TANDCC tại Đà Nẵng cũng đã ban hành Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 09/2018/KN-HS đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 19/2017/HSST ngày 30/5/2017 của TAND thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Việc xác định mốc để bắt đầu lấy số quyết định cịn chưa thống nhất giữa các năm. Có năm thì thời điểm bắt đầu lấy số quyết định vào đầu năm cơng tác, có năm lại lấy vào đầu năm dương lịch…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)