- Đối với BLHS năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017: Vớ
3.2.2. Nâng cao chất lượng xét xử của hệ thống Tòa án
Với nghĩa chất lượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm không chỉ thể hiện thông qua số lượng bản án, quyết định có hiệu lực được phát hiện có vi phạm, sai lầm, mà cịn thể hiện thơng qua vấn đề chỉ ra chính xác những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án để làm căn cứ kháng nghị. Nếu chất lượng xét xử của hệ thống Tòa án thấp, nhiều bản án, quyết định phải xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì sẽ gây áp lực đối với đội ngũ tham mưu và người có thẩm quyền kháng nghị. Điều này sẽ dẫn đến các khả năng như: không kịp thời phát hiện hoặc không chỉ rõ và đầy đủ các vi phạm, sai lầm là căn cứ để kháng nghị; chất lượng xây dựng tờ trình, quyết định kháng nghị khơng cao,… Vì vậy, việc nâng cao chất lượng xét xử của hệ thống Tòa án cũng là một giải pháp để nâng cao chất lượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Để nâng cao chất lượng xét xử, đầu tiên, tại các đơn vị Tòa án phải tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị. Lãnh đạo và cấp ủy các đơn vị phải xem công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án nói chung và nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong năm công tác; phải đặt ra các chỉ tiêu, tiêu chí giải quyết, xét xử cụ thể đối với những người tiến hành tố tụng như Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm
tra trong nội bộ đơn vị để kịp thời phát hiện và xử lý những khó khăn, thiếu sót hoặc những vi phạm trong chun mơn nghiệp vụ.
Chức năng của Tịa án trong hoạt động tố tụng hình sự là xét xử, có vai trị là người đứng giữa các bên buộc tội và bên bào chữa để đưa ra phán quyết giải quyết vụ án. Do vậy, theo hiến định, chỉ có Tịa án mới có quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm pháp lý thuộc về chức năng xét xử. Để nâng cao chất lượng xét xử của hệ thống Tịa án thì khi xét xử Tịa án phải ln coi trọng và bảo đảm thực hiện các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp, BHTTHS và BLHS như: Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm, ngun tắc suy đốn vơ tội, ngun tắc xác định sự thật khách quan của vụ án, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự,… Trong đó, quan điểm chỉ đạo về chiến lược cải cách tư pháp tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 cũng xác định: “…nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” [6]. Hoạt động tranh tụng tại
phiên tòa được coi là định hướng mới trong thực hiện mơ hình tố tụng xét hỏi sang tranh tụng, để từ đó BLTTHS năm 2015 có quy định: “Bản án, quyết
định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa” [46]. Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên
tịa là vấn đề bảo đảm tính hợp hiến và phù hợp với đòi hỏi, yêu cầu thực tế của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.
Có thể nói “tranh tụng trong xét xử” là một trong những nguyên tắc rất quan trọng đảm bảo cho việc ra phán quyết của Tịa án được cơng minh, đúng đắn. Phiên tòa được tranh tụng đúng nghĩa sẽ giúp cho Hội đồng xét xử có cái nhìn tồn diện, khách quan các diễn biến của vụ án, từ đó có cơ sở đưa ra phán quyết cuối cùng đúng người, đúng tội, không oan, sai; làm rõ được các vấn đề có kháng cáo, kháng nghị. Tăng cường và nâng cao chất lượng tranh
tụng tại phiên tịa sẽ tạo được sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia tố tụng, thông qua tranh tụng để làm sáng tỏ vụ việc mà không làm mất đi đặc trưng mơ hình tố tụng hiện có. Như vậy, để nâng cao chất lượng xét xử của hệ thống Tòa án cần thiết phải nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tịa. Ngồi ra, muốn nâng cao chất lượng xét xử còn phải nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ sẽ được đề cập ở phần sau đây của luận văn.