Về chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 33 - 34)

nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự) thì được thực hiện theo quy định của BLTTDS về thời hạn kháng nghị. Theo Điều 334 BLTTDS năm 2015 thì người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Thời hạn này được kéo dài thêm 02 năm nếu đương sự đã có đơn đề nghị giám đốc thẩm trong thời hạn 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và sau khi hết thời hạn 03 năm đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị; hoặc bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực đó [46, Đ334].

1.2.2.2. Về chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thẩm

Theo quy định tại Điều 373 BLTTHS năm 2015, các chủ thể có quyền kháng nghị bao gồm: Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; Chánh án TAQS trung ương, Viện trưởng VKSQS trung ương; Chánh án TANDCC, Viện trưởng VKSNDCC; nhưng được phân cấp cụ thể. Trong đó:

“1. Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có quyền

kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TANDCC; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.

2. Chánh án TAQS trung ương, Viện trưởng VKSQS trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết

định đã có hiệu lực pháp luật của TAQS cấp quân khu, TAQS khu vực.

3. Chánh án TANDCC, Viện trưởng VKSNDCC có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. [46, Đ373]

So với BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung chủ thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Chánh án TANDCC, Viện trưởng VKSNDCC; đồng thời bỏ quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của Chánh án TAND và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, Chánh án TAQS và Viện trưởng VKSQS cấp quân khu.

Trong thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật, chủ thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm còn được mở rộng đến Phó Chánh án Tịa án nếu được Chánh án phân công hoặc ủy quyền và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nếu được Viện trưởng phân công hoặc ủy quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)