Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 34 - 35)

lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. [46, Đ373]

So với BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung chủ thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Chánh án TANDCC, Viện trưởng VKSNDCC; đồng thời bỏ quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của Chánh án TAND và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, Chánh án TAQS và Viện trưởng VKSQS cấp quân khu.

Trong thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật, chủ thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm cịn được mở rộng đến Phó Chánh án Tịa án nếu được Chánh án phân công hoặc ủy quyền và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nếu được Viện trưởng phân công hoặc ủy quyền.

1.2.3. Quy định về trình tự kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

- Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm: thủ tục giám đốc thẩm:

Tại Điều 372 BLTTHS năm 2015 quy định: “Người bị kết án, cơ quan,

tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật và thơng báo cho người có thẩm quyền kháng nghị” [46, Đ372]. Theo quy định này thì mọi cơ quan, tổ

chức, cá nhân đều có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật và thơng báo cho người có thẩm quyền kháng nghị được quy định tại Điều 373. Việc không hạn chế quyền phát hiện các vi phạm như nêu trên nhằm đảm bảo quyền giám sát của

toàn xã hội đối với hoạt động giải quyết, xét xử các loại vụ án nói chung và đối với án hình sự nói riêng của Tịa án.

Đối với TAND cấp tỉnh, tuy khơng cịn thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như quy định tại BLTTHS năm 2003, nhưng thông qua thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Chánh án TANDTC hoặc Chánh án TANDCC xem xét kháng nghị.

Đối với TAQS cấp quân khu, cũng khơng có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như quy định tại BLTTHS năm 2003, nhưng thông qua thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAQS cấp khu vực, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Chánh án TAQS trung ương xem xét kháng nghị.

Ngoài ra, khi thực hiệc công tác giám đốc việc xét xử, kiểm sát việc xét xử hoặc qua các nguồn thơng tin khác mà Tịa án, Viện kiểm sát phát hiện vi phạm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải thơng báo ngay cho người có thẩm quyền kháng nghị được biết để xem xét kháng nghị.

Tuy thủ tục này đã được quy định chi tiết và đầy đủ hơn BLTTHS năm 2003, nhưng theo học viên vẫn cần phải quy định bổ sung đối với việc kiến nghị của TAND cấp tỉnh là cả kiến nghị với Viện trưởng VKSNDTC, Viện trưởng VKSNDCC cho phù hợp với quy định về quyền phát hiện bản án, quyết định có vi phạm và thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; và đối với việc kiến nghị của TAQS cấp quân khu cần bổ sung thêm cả việc kiến nghị với Viện trưởng VKSNDTC và Chánh án TANDTC cho phù hợp với quy định về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)