Về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 31 - 33)

Tại khoản 1 Điều 379 BLTTHS năm 2015 quy định: “Việc kháng nghị

theo hướng khơng có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật” [46, Đ379].

Điều đó có nghĩa rằng, khi kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đề nghị sửa án hoặc hủy án để điều tra, truy tố hoặc xét xử lại về một loại tội danh có khung hình phạt nặng hơn, hoặc tăng hình phạt, hoặc tăng khung hình phạt hoặc khơng cho bị cáo được hưởng án treo, tăng bồi thường đối với bị cáo,… thì khơng được kháng nghị khi đã q 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Cịn việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án thì có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, kể cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

Khi nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Nguyễn Như Thắng cho rằng: Quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khơng chỉ về phần trách nhiệm hình sự của người bị kết án, mà còn bao gồm các biện pháp tư pháp (như tịch thu công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội, tịch thu vật, tiền do phạm tội mà có, tịch thu vật Nhà nước cấm bn bán, lưu hành…) nếu

có lợi cho người bị kết án thì có thể kháng nghị bất cứ lúc nào, cịn ngược lại thì thời hạn kháng nghị là 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật [65]; tác giả Trần Minh Tú thì bổ sung: Nếu đã ban hành kháng nghị theo hướng bất lợi cho người bị kết án thì trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người đã ban hành kháng nghị vẫn có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án đó mà khơng bị giới hạn về thay đổi, bổ sung kháng nghị [71]. Chúng tôi cho rằng, các quan điểm trên là hoàn toàn phù hợp với quy định của BLTTHS năm 2015. Kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án cần được hiểu là kháng nghị để xét xử về một tội danh ít nghiêm trọng hơn, chuyển từ khung hình phạt cao xuống khung hình phạt thấp, chuyển hình phạt tù sang cho hưởng án treo hoặc áp dụng hình phạt khác như cải tạo khơng giam giữ, phạt tiền, cảnh cáo,…

Tuy chưa có quy định thời điểm bắt đầu và kết thúc của thời hạn 01 năm trong thời hạn kháng nghị theo thủ giám đốc thẩm như thế nào, nhưng theo chúng tơi thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị là 0 giờ của ngày kế tiếp ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và thời điểm kết thúc là 24 giờ ngày cuối cùng trịn 01 năm tính từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Ví dụ, bản án phúc thẩm tuyên án (có hiệu lực pháp luật) ngày 01/02/2020, thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị bắt đầu từ 0 giờ ngày 02/02/2020 và thời điểm kết thúc thời hạn kháng nghị là 24 giờ ngày 01/02/2021. Nếu ngày kết thúc thời hạn kháng nghị là ngày nghỉ hoặc ngày lễ “thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời

hạn” [46, Đ134].

Tại khoản 3 Điều 379 BLTTHS năm 2015 quy định: “Việc kháng nghị

về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự” [46, k3Đ379]. Như vậy, khi kháng nghị theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại đà nẵng (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)