Phân tích thực trạng ban hành các văn bản và tuyên truyền luật pháp về Lâm nghiệp, Đất đai trên địa bàn huyện Hiệp Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 48 - 53)

pháp về Lâm nghiệp, Đất đai trên địa bàn huyện Hiệp Đức

2.2.1.1. Phân tích thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý lâm nghiệp

Trên cơ sở các văn bản quản lý hiện hành của chính quyền tỉnh Quảng Nam, điển hình có:

Quyết định 2887/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Nam về Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Dự án bảo vệ và phát triển rừng tỉnh

Quảng Nam (giai đoạn 2011 -2020), trong đó xác định mục tiêu đối với rừng sản xuất là: Xây dựng vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng phục vụ cho chế biến gỗ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu;

Quyết định 2650/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai

đoạn 2011 – 2015, trong đó có xác định mục tiêu đối với rừng sản xuất là: Bình

quân hàng năm trồng và khai thác khoảng 12.500 ha rừng trồng, cung cấp đủ gỗ và lâm sản phục vụ chế biến và nhu cầu của người dân; Nâng cao giá trị của gỗ rừng trồng thông qua việc thực hiện các tiêu chí của quản lý rừng bền vững (FSC) và công nghiệp chế biến đỗ gỗ nội, ngoại thất phục vụ xuất khẩu; đồng thời, thông qua các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, tạo thêm việc làm cho người dân; góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Quyết định 120/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng

tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 – 2020, trong đó có xác định mục tiêu đối với rừng

sản xuất, đó là: Phát triển kinh tế rừng một cách tồn diện, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là khu vực miền núi. Sử dụng tài ngun rừng hài hịa giữa yếu tố kinh tế và

mơi trường sinh thái bền vững.

Quyết định 682/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về Ban hành Chương trình hành động tăng cường cơng tác quản lý,

bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 04/11/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam khóa XXI, trong đó có xác định mục tiêu

đối với rừng sản xuất, đó là: Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội vào lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng; Đẩy mạnh công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp. Khuyến khích và hỗ trợ trồng rừng theo hướng tập trung, thâm canh, trồng rừng cây bản địa, gỗ lớn, ưu tiên phát triển nguồn giống cây trồng lâm nghiệp và cây dược liệu có chất lượng cao phục vụ cơng tác phát triển rừng nhằm nâng cao năng suất, giá trị rừng trồng; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy các cấp về lâm nghiệp; xây dựng lực lượng Kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; xác định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước chuyên ngành trên từng địa bàn, lâm phận được giao;

Căn cứ mục tiêu của Quyết định 760/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2018 của UBND tỉnh Quảng Nam về Ban hành quy định cho thuê môi trường rừng để

trồng cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ và kinh doanh du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Trên cơ sở mục tiêu định hướng trong chỉ đạo này, chính quyền huyện Hiệp Đức đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật chi tiết hóa các quy định của Trung ương phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Triển khai đồng bộ các giải pháp về tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất, giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp (GCNQSDĐ). Việc quản lý Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ, trồng và chăm sóc rừng trồng ngày càng chặt chẽ; việc thanh quyết toán nguồn vốn đầu tư đúng với các quy định hiện hành; kế hoạch trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng được các địa phương và chủ dự án chủ động thực hiện theo đúng tiến độ, thời vụ trồng rừng.

được tỉnh chú trọng quan tâm với các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư. Tính đến nay, trên địa bàn huyện có Cơng ty TNHH chế biến lâm sản Bình An Phú (xã Sơng Trà); Cơng ty cổ phần đầu tư và phát triển lâm nghiệp Quảng Nam (xã Quế Thọ); HTX Nông nghiệp và phát triển nông thôn H&H Hiệp Đức (Quế Thọ); HTX Nông Lâm Tuyên Ngọc (xã Quế Bình); Nhà máy chế biến gỗ MDF Quảng Nam (Quế Thọ, huyện Hiệp Đức) có tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng, với quy mơ rộng 18 ha; và cịn rất nhiều công ty khác đầu tư về lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Hiện nay, nhà máy MDF Quảng Nam đang giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân mỗi tháng gần 4 triệu đồng/người, lao động có việc làm thường xuyên.

Bên cạnh đó, hàng năm, Phịng NN&PTNN, Hạt kiểm lâm huyện đã tham mưu cho UBND huyện củng cố Ban chỉ đạo về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) của huyện; ban hành các chỉ thị, hướng dẫn và chỉ đạo các xã, chủ rừng xây dựng phương án và chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện tổ chức diễn tập PCCCR ở cấp xã và cấp huyện, phối hợp với các lực lượng sẵn sàng chữa cháy rừng trong mọi tình huống. Ngồi ra, việc giao, cho th rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân người nước ngồi, các doanh nghiệp, cơng ty lâm nghiệp ln thực hiện các quy trình theo đúng quy định hiện hành.

Các văn bản do địa phương ban hành tập trung vào các lĩnh vực giá đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quy định về hạn mức sử dụng đất, diện tích tối thiểu được phép tách thửa; quy định về trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trình tự thủ tục về giải quyết tranh chấp đất đai và cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Về cơ bản, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất được các xã triển khai thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, bảo đảm đúng các quy định của pháp luật về đất đai. Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng đặc dụng, phịng hộ được kiểm soát chặt chẽ.

Về việc triển khai kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp, các ngành đã quyết liệt chỉ đạo và thực hiện rà soát, đo đạc, cắm mốc, giao

đất, cho thuê đất; cấp giấy chứng nhận, tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nơng trường, lâm trường quốc doanh (theo Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nơng trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng).

Nhìn chung trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai có chuyển biến rõ nét; đã hồn thành tốt nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đất đai tạo hành lang pháp lý đầy đủ giúp cho việc triển khai thi hành Luật có hiệu quả hơn.

2.2.1.2. Phân tích thực trạng phổ biến giáo dục pháp luật về lâm nghiệp

Phối hợp thực hiện tốt công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật lâm nghiệp, tài nguyên rừng tới người dân. Tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến đầy đủ và chi tiết những điểm đổi mới quan trọng của Luật Lâm nghiệp 2017, Luật đất đai 2013 cho các cơ quan, ban, ngành liên quan và đội ngũ cán bộ trong ngành. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về lâm nghiệp cũng còn một số hạn chế cần khắc phục.

Hiệp Đức nói riêng, cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã có nhiều cố gắng và thu được nhiều kết quả đáng kể, đáp ứng được yêu cầu của việc tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN tại địa phương.

Trong những năm qua, công tác PBGDPL trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực, tạo nhận thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân, hình thức tun truyền có nhiều sáng kiến mới, nội dung tuyên truyền phong phú, cô động, dễ hiểu. Việc đó, thể hiện rõ trong cuộc sống sinh hoạt của người dân như hạn chế việc phát rừng già, rừng đầu nguồn làm nương rẫy, biết phát huy thế mạnh, nắm bắt được các chính sách, hỗ trợ trong việc bảo vệ, phát triển rừng sản xuất, áp dụng các kỹ thuật lâm nghiệp trong việc trồng rừng, trẻ em được quan tâm chăm sóc và học tập; việc tảo hơn, u sách của cải trong hôn nhân củng giảm nhiều so với trước; các sự kiện hộ tịch phát sinh được đăng ký kịp thời; thanh niên thực hiện

nghĩa vụ Quân sự hằng năm đạt 100%; hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân... Điều này đã cho chúng ta thấy được rằng giữa công tác PBGDPL với việc tăng cường pháp chế XHCN thể hiện sự đan xen và có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó khơng thể tách rời nhau.

Tuy nhiên, với đặc thù địa lý tự nhiên phức tạp, thời tiết thay đổi thất thường; thơng tin nghe nhìn cịn hạn chế, trình độ dân trí cịn hạn chế; tỉ lệ hộ đói nghèo cịn cao, phong tục tập quán nhiều nơi cịn lạc hậu... Cơng tác PBGDPL vẫn chưa ngang tầm với việc quản lý xã hội bằng pháp luật, chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, đồng bộ và rộng khắp, còn thiếu cơ chế, kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của tồn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

Đội ngũ báo cáo viên pháp luật huyện và lực lượng tuyên truyền viên pháp luật của kiểm lâm, nông lâm của các xã hầu hết là kiêm nhiệm, thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Một số cấp uỷ Đảng chưa quan tâm đúng mức, chưa quán triệt các văn bản luật mới ban hành, nhất là Luật Lâm nghiệp 2017, Luật đất đai 2013 cho cán bộ, đảng viên của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

Nhiều địa phương khơng tạo điều kiện về kinh phí để phục vụ cho hoạt động PBGDPL, chưa thực sự phối hợp chặt chẽ trong công tác nông lâm nghiệp và bảo vệ rừng.

Nhiều năm qua, ngành kiểm lâm đã rà soát, sắp xếp lại bộ máy bảo vệ rừng theo hướng tinh gọn, quản lý liên vùng. Tuy nhiên, các vụ phá rừng quy mô lớn, diễn biến phức tạp như vụ phá 100 ha rừng phòng hộ tại tiểu khu 515, thơn 5, xã Thăng Phước; tình trạng lấn chiếm, xâm hại đất đai, phá rừng phịng hộ mục đích lấy đất trồng keo ở các địa phương hầu hết là trái phép tại xã Quế Lưu có 5 điểm phá rừng phòng hộ Nà Riềng, tiểu khu 515, Nà Chơi (rừng sản xuất), xã Thăng Phước có đến 18 trường hợp, trong đó UBND xã chuyển hồ sơ 2 trường hợp để kiểm lâm huyện xử lý; cây rừng bị chặt phá nơi khu rừng nguyên sinh tại xã Phước Trà....

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại trên, đưa công tác PBGDPL về bảo vệ và phát triển rừng lên một tầm cao mới thì các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở cần phải triển khai, tổ chức thực hiện những giải pháp: tăng cường triển khai, tuyên truyền các văn bản pháp luật mới, các chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiện đời sống nhân dân và trợ giúp pháp lý cho người nghèo thuộc chương trình 135, giai đoạn II; kiện tồn và ổn định bộ máy hoạt động của ngành lâm nghiệp, tuyển dụng, dự nguồn bố trí các cán bộ kiểm lâm, nơng lâm nghiệp phải năng động, nhiệt tình, tâm huyết với nghề; tăng cường sự phối hợp tốt giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong cơng tác PBGDPL. Nâng cao vai trị hoạt động của tổ chức Đảng, Ban nhân dân, Mặt trận đồn thể thơn, Câu lạc bộ TGPL và các Tổ hòa giải cơ sở nhằm lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật Lâm nghiệp, Luật đất đai đến từng thôn, từng khu dân cư ...

Việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng sẽ ạto điều kiện cho việc nâng cao trình độ văn hóa pháp lý, chủ trương, chính sách về phát triển rừng, phát triển lâm nghiệp, trong đó chú trọng phát triển rừng sản xuất của người dân. Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự lớn mạnh của tính tích cực, đảm bảo hành trang kiến thức pháp lý cần thiết cho sự tham gia vào hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật về phát triển kinh tế xã hội nói chung và bảo vệ phát triển rừng nói riêng trên địa bàn huyện Hiệp Đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 48 - 53)