Phân tích thực trạng xây dựng và ban hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 53 - 58)

dụng rừng sản xuất

2.2.2.1. Thực trạng thống kê, kiểm kê rừng sản xuất

Công tác kiểm kê rừng sản xuất được thực hiện đúng quy trình nhưng một số địa phương việc thống kê, kiểm kê rừng sản xuất hoàn thành chậm, chưa cung cấp kịp thời thông tin về rừng sản xuất cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng. Kết quả thống kê, kiểm kê rừng sản xuất ở một số địa phương cịn lệch so với thực tế, chưa chính xác.

Nguyên nhân biến động diện tích rừng và tỷ lệ che phủ có nhiều nguyên nhân. Do xây dựng thủy điện, do chuyển mục đích sử dụng (trồng cây cơng nghiệp), do cháy rừng, phá rừng...Nhưng cơ bản là do phương pháp điều tra, thống kê.

Trước đây sử dụng phương pháp khoanh lơ dốc đối diện, nay có sự hỗ trợ của ảnh vệ tinh kết hợp với điều tra mặt đất viễn thám để xác định, đánh giá diện tích, chất lượng, trữ lượng rừng. Mặt khác, năng lực của tổ chức, cá nhân có trách nhiệm theo dõi diên biến rừng cịn hạn chế... Hàng năm đã thống kê cả diện tích đất trống có cây gỗ rải rác là diện tích rừng, nên đã cộng gộp vào thành rừng, cộng với phương pháp tính diện tích thủ cơng bằng lưới ơ vng. Ngồi ra, còn một số nguyên nhân khác như khai thác gỗ rừng trồng theo chu kỳ kinh doanh rừng nhưng chưa trồng lại rừng; sạt lở đất, rừng tự nhiên diễn thế không thành rừng; trồng rừng bị suy thoái. Do đó, số liệu diện tích rừng và độ che phủ được tính toán tăng hơn so với thực tế.

Công tác thống kê, kiểm kê rừng sản xuất làm căn cứ để các địa phương rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng; điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm; xây dựng, ban hành các chính sách phát triển sản xuất sản xuất, kinh doanh nghề rừng và quản lý, bảo vệ rừng đạt hiệu quả; đồng thời là cơ sở dữ liệu để tiếp tục thực hiện công tác theo dõi diễn biến rừng trên địa bàn.

2.2.2.2. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng sản xuất

Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo thực hiện phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng rừng sản xuất. Xác định quy mơ diện tích rừng sản xuất đến năm 2020 hướng vào mở rộng và phát triển diện tích rừng và theo xu hướng đơ thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Từ khi được giao đất, giao rừng, mọi người dân trong cộng đồng có ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ và phát triển rừng. Đa số nhân dân và cán bộ các thôn đều biết rõ được ranh giới, hiện trạng khu vực đất của mình, nhận thức được khó khăn thách thức và nhu cầu giải quyết khó khăn. Đồng bào ổn định sinh kế, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho bà con sản xuất phát triển kinh tế từ rừng.

Đồng bào ở các địa phương trong huyện đều sống dựa chủ yếu vào sản xuất nông lâm nghiệp mà chủ yếu là dựa vào các khu rừng tự nhiên. Thời gian trước dân số ít, nhu cầu sinh kế của người dân chưa lớn, chưa đa dạng vì thế nguồn tài nguyên rừng về cơ bản có thể đáp ứng được. Bên cạnh đó, trong các cộng đồng dân tộc thiểu số việc quản lý, sử dụng đất rừng có sự trợ giúp đắc lực của các định chế, luật

tục truyền thống trong cộng đồng và trong một thời gian dài trước đây đã phát huy hiệu quả tốt do vậy công tác này được thực hiện khá tốt. Nhưng hiện nay, nhu cầu của người dân tăng cao, sự phát triển mạnh về dân số, vấn đề di dân tự do, khai phá đất rừng trồng cây công nghiệp đã làm suy giảm cả về số lượng và chất lượng tài ngun rừng. Chính điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quản lý, sử dụng đất rừng sản xuất và ảnh hưởng cả đến nhận thức, cách đối xử của người dân với diện tích đất rừng.

Huyện Hiệp Đức đã thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng cho cộng đồng để sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; người dân sẽ là chủ thực sự trên khoảnh rừng được giao, góp phần cải thiện đời sống người dân bằng hoạt động lâm nghiệp, nâng cao năng lực cộng đồng và thu hút được nguồn lực của nhân dân, truyền thống quản lý của cộng đồng vào tiến trình quản lý bảo vệ và kinh doanh trên đất rừng.

Từ các dự án được triển khai việc giao đất, giao rừng cho cộng đồng đã đem lại những kết quả khả quan, hình thành ban quản lý của cộng đồng ở từng thôn làng, xây dựng và tổ chức thực thi quy ước quản lý của cộng đồng; Người dân đã biết phát triển, mở rộng và ứng dụng những thử nghiệm thành công để tổ chức sản xuất nông - lâm nghiệp; giải quyết những công việc tác động đến tài ngun rừng, đất rừng. Chính điều đó đã làm cho cuộc sống, thu nhập của người dân càng ngày càng được nâng cao.

Những hạn chế: Người dân không phân biệt được các quyền đối với thửa đất rừng mà mình sử dụng, do sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn chế nhất là phụ nữ. Cùng một thửa đất tồn tại nhiều chủ sử dụng dẫn đến xảy ra tranh chấp trong quá trình quản lý, sử dụng đất rừng. Việc xác định ranh giới giữa các chủ rừng sử dụng đất rừng sản xuất, đặc biệt là giữa các vùng giáp biên với các huyện khác cịn gặp khó khăn. Các loại bản đồ sử dụng rừng sản xuất trên cùng địa bàn lại không trùng nhau dẫn đến chồng lấn các diện tích trên bản đồ và trên thực địa khơng khớp nhau. Lợi ích từ việc sử dụng đất ngày càng giảm, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Việc sử dụng đất không mang lại hiệu quả bởi chủ yếu các hoạt động của cộng đồng chỉ là bảo vệ. Diện tích đất canh tác ngày càng thiếu nên dẫn đến việc đất rừng của cộng đồng bị xâm lấn.

Trong thời gian đến, cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền, thực hiện phương châm có tính ngun tắc là giao đất, giao rừng dựa vào cộng đồng. Tổ chức các cuộc họp dân, họp các già bản, trưởng các dịng họ, các đồn thể xác định rõ ranh giới đất rừng sản xuất giữa các bên có liên quan để khơng bị chồng lấn; tránh tình trạng xảy ra mâu thuẫn giữa các cộng đồng đặc biệt là vùng giáp ranh. Qua đó các cơ quan chun mơn của huyện có cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng sản xuất. Tạo quỹ đất để giao cho hộ gia đình và cộng đồng. Có cơ chế, chính sách giải quyết vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất như: Cơ chế về bồi thường, giải quyết tranh chấp đất đai… trước khi đưa vào quỹ đất giao cho cộng đồng.

Ủy ban nhân dân huyện đã trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng rừng sản xuất hàng năm cho đơn vị hành chính cấp và đẩy mạnh việc rà soát quy hoạch sử dụng rừng sản xuất của các tổ chức, các nông lâm trường. Tuy nhiên, quy hoạch sử dụng rừng sản xuất của huyện Hiệp Đức cũng còn một số bất cập.

Kết quả giám sát cho thấy, bên cạnh những ưu điểm đạt được thì cơng tác quản lý đất đai có nguồn gốc nơng lâm trường quốc doanh gặp một số hạn chế, tồn tại như hạn chế trong việc quy hoạch sử dụng đất rừng; hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai và sản xuất kinh doanh; rà soát, sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường theo Nghị quyết số 28 của Trung ương; khoán giao đất trong các nông lâm trường; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bàn giao đất cho địa phương quản lý.

Nghị quyết số 112/2015/QH13 của Quốc hội đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương xây dựng, tổ chức thưc hiện các chính sách nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế về sử dụng đất có nguồn gốc lâm trường trong thời gian qua; đề ra những chủ trương, giải pháp tích cực để tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng.

Các nông, lâm trường hiện nay quản lý diện tích đất đai khá lớn, song sử dụng đất kém hiệu quả, cịn lãng phí; năng suất, sản lượng trồng trọt đạt thấp. Việc rà soát, sắp xếp, đổi mới các nơng, lâm trường theo Nghị quyết số 28-NQ/TW thực hiện cịn chậm, chất lượng và hiệu quả đạt được cịn thấp. Nhiều nơng, lâm trường hoạt động không hiệu quả nhưng vẫn tồn tại; việc rà soát hiện trạng sử dụng đất của các nông, lâm trường mới chủ yếu được thực hiện trên sổ sách mà không được rà soát trên thực địa... Nhiều nông, lâm trường, nhất là những nơi khoán trắng, khơng

quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng đất sau khi giao khoán, để xảy ra tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất trái phép sang làm nhà ở, cơng trình dịch vụ gây nhiều bức xúc; có nơi khoán đất khơng nhằm mục đích sản xuất mà để đầu cơ, chờ cơ hội bán đất kiếm tiền.

Tình trạng tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai trong các nơng, lâm trường vẫn cịn nhiều dưới các hình thức: lấn chiếm đất đai, cho thuê, cho mượn đất, chuyển đổi mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp luật. Nhiều trường hợp kéo dài đã nhiều năm nhưng chậm được giải quyết; tại nhiều nơng trường tình trạng trên vẫn cịn diễn biến phức tạp.

Thời gian tới, để việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện sát với nhu cầu và tình hình thực tế, các cấp, ngành cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp, về đất đai; gắn nhiệm vụ phát triển KT - XH của huyện với việc quản lý, sử dụng và cải tạo, bảo vệ đất rừng sản xuất, đặc biệt là bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất chuyên trồng lúa, giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai, rừng sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện.

2.2.2.3. Thực trạng giám sát tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng sản xuất

Chú trọng đẩy mạnh công tác giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng sản xuất. Phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn phối hợp với Phòng TN&MT huyện đã chủ động rà soát các dự án không đưa rừng sản xuất vào sử dụng, sử dụng sai mục đích. Tuy nhiên, cơng tác giám sát quy hoạch chưa sâu sát, quản lý chưa chặt trên thực địa, thiếu kiểm tra, chấn chỉnh gây nên tình trạng tranh chấp, khiếu kiện. Việc phá rừng, khai thác rừng bừa bãi vẫn cịn xảy ra.

Vì lợi ích trước mắt và cục bộ mang tính địa phương, thời gian qua nhiều nơi thiếu chặt chẽ trong chuyển mục đích sử dụng rừng. Một số dự án “cầm đèn chạy trước ô tô” xảy ra sai phạm chuyển mục đích sử dụng đất rừng nhưng không được điều chỉnh trong quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng dẫn đến hệ lụy quy hoạch luôn bị phá vỡ.

Các địa phương kiểm soát chặt chẽ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng theo đúng tinh thần Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị

quyết số 71/NQ-CP của Chính phủ. Tạm dừng chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên nghèo sang trồng cây công nghiệp, cây nông nghiệp, xây dựng thủy điện nhỏ, kể cả các dự án đã được phê duyệt nhưng chưa thực hiện. Thời gian qua, Huyện ủy, HĐND và UBND huyện ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về kiểm soát rừng tự nhiên. Tiếp tục chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các tụ điểm phá rừng. Xử lý nghiêm các vụ vi phạm; Kiểm điểm, xử lý nghiêm chủ rừng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng và người đứng đầu thiếu trách nhiệm và công khai kết quả xử lý để toàn xã hội tham gia, giám sát. Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp cho chính quyền cơ sở. Triển khai có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, giảm áp lực khai thác rừng tự nhiên, phát triển mạnh rừng sản xuất. Khẩn trương rà soát để giao, cho thuê đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp do UBND cấp xã đang quản lý, hoàn thành vào năm 2020 với tinh thần rừng, đất rừng phải có chủ, có người chịu trách nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 53 - 58)