Dự báo những nhân tố mới có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về rừng sản xuất ở huyện Hiệp Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 75 - 76)

về rừng sản xuất ở huyện Hiệp Đức

Rừng và đất rừng vẫn là nhân tố rất quan trọng cung cấp tư liệu sản xuất chủ yếu đối với các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng ở khu vực địa phương vùng núi như huyện Hiệp Đức, nên đặt ra yêu cầu của quản lý nhà nước đối với rừng sản xuất là nhằm đảm bảo cho người dân có đất sản xuất, đồng thời phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ, phát triển rừng. Do vậy, trước hết cần chú trọng vào quy hoạch khoảnh, tiểu khu rừng sản xuất gắn với quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp - một bộ phận quan trọng trong hệ thống các qui hoạch ngành và lĩnh vực trên vùng lãnh thổ. Thực chất của việc xây dựng qui hoạch phát triển lâm nghiệp đó là luận chứng phát triển và tổ chức bảo vệ rừng sản xuất nói riêng và tài nguyên rừng nói chung. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp phải tính đến các quan hệ liên ngành và liên vùng, phải đánh giá đúng các nguồn lực và lợi thế của vùng; xác định có luận cứ khoa học định hướng phát triển lâm nghiệp trên vùng lãnh thổ và khu rừng sản xuất gắn với nhu cầu thị trường, khai thác có hiệu quả và lợi thế của vùng lãnh thổ. Riêng đối với quy hoạch phát triển rừng sản xuất phải trên cơ sở cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và chiến lược phát triển lâm nghiệp của đất nước, nhằm tạo lập căn cứ quan trọng để xây dựng các giải pháp chính sách phù hợp với điều kiện từng vùng lãnh thổ. Để phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, cần quan tâm đến quy hoạch phân loại các loại rừng, quy hoạch lãnh thổ và gắn với quy hoạch quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Nhân tố môi trường sinh thái rừng và sự cảnh báo động đỏ về hiện trạng tài nguyên rừng ở các địa phương nước ta đặt ra yêu cẩu bảo vệ môi trường sinh thái rừng hiện nay. Đây là yêu cầu cấp bách trong quản lý nhà nước phải đáp ứng đối

với phát triển, bảo vệ rừng nói chung và đối với rừng sản xuất nói riêng. Theo đó, việc trả lại môi trường không gian sinh tồn cho cộng đồng dân cư cũng như nâng độ che phủ rừng nằm trong ngưỡng an tồn thơng qua cơ chế, chính sách quản lý thì khơng chỉ u cầu phải gia tăng năng lực quản lý Nhà nước trong bảo vệ và phát triển rừng, mà cịn đảm đương nhiệm vụ đóng góp vào tính bền vững của quá trình sinh kế, thu nhập, lợi ích cho cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)