Cung cấp dịch vụ công về rừng sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 28 - 31)

Cung cấp thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng

Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 9/4/2016 của Quốc hội về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất cuối kỳ (2016-2020) cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cả nước có 16.245.250 ha đất lâm nghiệp, trong đó: Đất rừng phịng hộ là 4.618.440 ha (giảm 1.030.550 ha), đất rừng đặc dụng là 2.358.870 (tăng 148.620 ha) và đất rừng sản xuất là 9.267.940 ha (tăng 1.418.030 ha); tổng diện tích cần phải quy hoạch bổ sung là 536.100 ha. Do đó, việc rà soát điều chỉnh đất, rừng phịng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất gắn với điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất, thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp là rất cần thiết.

Cung cấp dịch vụ bản đồ, thông tin về đăng ký, hồ sơ, giá rừng sản xuất

Điều 64 Luật Lâm nghiệp 2017 đã quy định bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có quyền: được thơng báo về tình hình thực hiện, kết quả bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ mơi trường rừng; thơng báo về diện tích, chất lượng và trạng thái rừng ở khu vực có cung ứng dịch vụ mơi trường rừng....

Điều 64 Luật Lâm nghiệp 2017 cũng quy định bên cung ứng dịch vụ mơi trường rừng có quyền: u cầu chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này; được cung cấp thông tin về giá trị dịch vụ môi trường rừng...

Xây dựng hệ thống thông tin rừng sản xuất

Tài ngun rừng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của lồi người, có vai trò to lớn trong việc phòng hộ và bảo vệ mơi trường sinh thái. Vì vậy việc bảo vệ và khai thác hợp lý rừng là trách nhiệm của mỗi người

dân, mỗi địa phương và mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay vấn nạn khai thác và chặt phá rừng bừa bãi xảy ra không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước trên thế giới với mức độ khác nhau. Nước ta có hệ thống cơ quan kiểm lâm phân bố đều ở các tỉnh, thành có nhiệm vụ giám sát và bảo vệ rừng. Để hạn chế được hoạt động và tác hại của lâm tặc, phát hiện sớm sự suy giảm của rừng cần có nhiều giải pháp khác nhau, một trong những giải pháp được áp dụng có hiệu quả tại nhiều nước trên thế giới hiện nay là ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám để theo dõi rừng.

Một số chức năng mà người dùng có thể sử dụng như nhóm chức năng cập nhật các loại thơng tin dữ liệu thuộc tính của rừng như rừng sản xuất, rừng phịng hộ, rừng đặc dụng, rừng giàu, ...; nhóm chức năng tự động kết xuất các loại báo cáo thống kê, tổng hợp, tự động xây dựng các bản đồ chuyên đề; nhóm chức năng quản lý các lớp bản đồ trên giao diện Web, xử lý các tương tác của người dùng với bản đồ như bật/tắt các lớp bản đồ, phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển và tìm kiếm địa danh trên bản đồ...

Chi cục Kiểm lâm ở các địa phương sẽ có thêm cơng cụ quản lý rừng, theo dõi biến động của rừng dựa trên công nghệ GIS và ảnh viễn thám, theo chu kỳ cứ 2 tháng 1 bản đồ đánh giá biến động rừng, chỉ ra những khu rừng có biến động lớn (bị chặt phá, bị cháy, sạt lở...) để có những biện pháp ứng phó kịp thời, hợp lý nhằm bảo vệ rừng, phát triển rừng, khai thác rừng bền vững. Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám xây dựng hệ thống thông tin giám sát biến động của rừng sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý của nhà nước về rừng, góp phần tích cực vào việc quản lý rừng, phát hiện sớm các hiện tượng suy thoái của rừng, làm cơ sở cho các cơ quan quản lý rừng nhanh chóng tìm ra ngun nhân nhằm hạn chế, ngăn chặn tác hại của nó, góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống của con người một cách hiệu quả hơn.

Tại Điều 7, Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ cơng ích đối với các cơng ty nông, lâm nghiệp quy định về việc hỗ trợ phát triển lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

thám đươc sử dụng như một phương tiện cung cấp thông tin, sử dụng ảnh viễn thám mới nhất để cập nhật các đối tượng địa lý mới xuất hiện, sau đó chồng nội dung chuyên đề lên nền bản đồ như một cơ sở để định vị và định lượng. Các thông tin về biến động của đối tượng tự nhiên và môi trường được ghi nhận lại theo thời gian và không gian một cách liên tục và đầy đủ. Sau đó, thơng tin được sắp đặt lại theo yêu cầu, đưa vào cơ sở dữ liệu GIS và xử lý tiếp. Khi công việc cụ thể được tiến hành cho lãnh thổ lớn, các thông tin viễn thám ở dạng raster chiếm nhiều bộ nhớ gây ảnh hưởng cho tiến hành đánh giá và làm các bài toán địa lí tiếp theo. u cầu vector hóa được đặt ra, có thể bằng máy theo chương trình lập sẵn hoặc khoanh trực tiếp trên màn hình. Nhiều khi cơng nghệ giải đoán bằng mắt được ứng dụng phổ cập và các thơng tin thu nhận được số hóa lại để nhập vào HTTĐL, đó là phương pháp được ứng dụng khá nhiều trong thực tế các đơn vị sản xuất hiện nay.

Phương pháp GIS: Là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài, từ việc xây dựng hê ̣ thố ng cơ sở dữ liê ̣u , trình bày,ỏiđáph đến truy xuất dữ liệu. ArcGIS là phần mềm ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý của Viện nghiên cứu hệ thống môi trường (ESRI). Do vậy ArcGIS được thiết kế là một bộ tích hợp các sản phẩm mềm với mục tiêu xây dựng một hệ thống thông tin địa lý hồn chỉnh. Hệ thống này có thể thực hiện các chức năng về GIS trên máy trạm, máy chủ. ArcGIS là một hệ thống đa chức năng với khả năng biên tập, phân tích dữ liệu GIS với hiệu suất cao cho các mơ hình quản lý và mơ hình dữ liệu hiện đại và cao cấp. Sử dụng các phần mềm tương thích nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích tổng hợp dữ liệu theo các nguyên tắc tổ hợp không gian địa lí. Xây dựng các trường dữ liệu trong phần mềm ArcGIS, hoàn chỉnh dữ liệu trong bộ phần mềm ARC/INFO (ArcCatalog ArcMap). Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một cơng cụ máy tính để thu thập, lưu trữ và phân tích các sự vật, hiện tượng trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định

chiến lược).

Bên cạnh các công cụ hữu hiệu như chính sách, pháp luật, kinh tế, cơ sở dữ liệu GIS là công nghệ và công cụ quan trọng hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý môi trường, quản lý và bảo vệ rừng. Đây là nội dung quan trọng, thể hiện hành động rõ ràng và cụ thể trong nỗ lực bảo vệ môi trường của Nhà nước và các cơ quan, ban ngành liên quan đã tạo ra sự phát triển mới trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)