Bạch Thông (Bắc Kạn)
Bạch Thông là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, có vị trí: phía Đơng tiếp giáp huyện Na Rì; phía Tây tiếp giáp huyện Chợ Đồn; phía Nam tiếp giáp thị xã Bắc Kạn; phía Bắc tiếp giáp với Ngân Sơn và Ba Bể. Huyện Bạch Thơng có diện tích tự nhiên 545,62km2 với số dân khoảng hơn 32.200 người.
Huyện Bạch Thơng có tài ngun thiên nhiên khá phong phú. Hiện nay, đất lâm nghiệp của huyện có diện tích hơn 36.400ha (gần 67%), trong đó gồm: 20 542,6ha rừng trồng tập trung và 11,65ha trồng rừng phân tán. Qua phong trào phát động nông dân thi đua sản xuất giỏi về nông - lâm nghiệp, huyện Bạch Thông xuất hiện ngày càng nhiều hộ dân làm giàu từ mơ hình kinh tế đồi, rừng và kinh tế VAC… đóng góp vào dịch chuyển cơ cấu cây trồng và vật nuôi, khai thác lợi thế ở từng vùng mà hình thành nhiều đơn vị sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế. Ở các năm trở lại đây, huyện có diện tích rừng trồng mới gia tăng, tính đến năm 2015, tồn huyện thực hiện 914,24 ha rừng trồng mới, riền trong đó về diện tích trồng rừng theo Dự án 147 đã thực hiện được 739,24 ha, đạt 105,6% so với kế hoạch đề ra.
Đạt kết quả trên là nhờ công tác quản lý, bảo vệ rừng của tỉnh Bắc Cạn (nhất là chi cục lâm nghiệp tỉnh) cùng với hạt kiểm lâm huyện Bạch Thông đã chú trọng. Cụ thể: Chi cục lâm nghiệp tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, ngành trong bảo vệ rừng, hiện đã có hơn 95% diện tích đất rừng đã bàn giao và thuộc quản lý của các
hộ gia đình và cá , tổ chức sử dụng. Mặt khác, bằng chính sách thu hút và tạo điều kiện phát triển, Bạch Thông đã triển khai được nhiều dự án, chương trình đầu tư vào việc bảo vệ rừng. Qua đó đóng góp gia tăng diện tích và chất lượng rừng.
Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của chính quyền tỉnh Bắc Kạn, huyện Bạch Thơng cùng với các sở, ngành đã rà soát lại diện tích đất rừng chưa giao; và tiến hành triển khai cấp quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện. Hơn nữa, thực hiện đề án “Bốn tại chỗ”: công tác quản lý, phát triển rừng, bảo vệ và phòng cháy rừng được tăng cường thực hiện ở cơ sở. Giao gtrách nhiệm trực tiếp đến chủ tịch UBND cấp xã, Hạt kiểm lâm và lực lượng kiểm lâm vừa có trách nhiệm chính trong giáo dục, tuyên truyền phổ biến, vận động người dân sở tại quản lý rừng; vừa tiến hành tổ chức trực tiếp ký cam kết, tổ chức các buổi nói chuyện về chính sách bảo vệ rừng với người dân. Từ cách làm này đã giúp cho công tác quản lý bảo vệ rừng chặt chẽ và hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế rừng ở huyện Bạch Thông theo hướng bền vững.