Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Hiệp Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 41 - 43)

Qua thực tiễn kinh nghiệm quản lý nhà nước về rừng sản xuất ở hai huyện: Thông Nông (Cao Bằng) và Bạch Thông (Bắc Kạn), một số bài học kinh nghiệm rút ra có giá trị tham khảo đối với địa bàn huyện Hiệp Đức:

Một là, chính quyền địa phương cần cam kết trách nhiệm và kiện toàn chỉ

đạo Ban quản lý rừng sản xuất để triển khai các nhiệm vụ chính: theo dõi diễn biến; rà soát các bất cập về việc cấp quyền sử dụng đất rừng cho dân; tập trung kiểm tra và xử lý dứt điểm những vấn đề vướng mắc đang tồn tại trong công tác giao đất rừng sản xuất. Đồng thời, phải chú trọng chiều sâu và tính hiệu quả của công tác phổ biến tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng đến cộng đồng các thôn, xã, để người dân sở tại nâng cao ý thức tham gia quản lý bảo vệ, rừng cũng như ý thức trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả khi nhận rừng, thuê rừng…

Hai là, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là

thủ tục hành chính trong cơng tác giao khoán, cho thuê đất rừng sản xuất…

Ba là, việc giao đất, giao rừng cần thực hiện đồng bộ trên cơ sở bổ sung, sửa

đổi và hồn thiện các văn bản quản lý có nội dung về giao đất, thuê đất, thu hồi đất rừng để phù hợp với thực tế điều kiện các địa phương. Tiếp tục xúc tiến hồn thiện

các chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp, chính sách hưởng lợi từ rừng sản xuất để khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức và các cá nhân người dân tham gia nhận đất rừng, đồng quản lý khai thác và bảo vệ rừng theo mơ hình bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng.

Bốn là, địa phương cần tăng cường hoạt động giám sát tình hình thực hiện hợp đồng nhận khoán đối với các tổ chức, hộ gia đình cá nhân nhận khoán, tình hình bảo vệ rừng. Thường niên, tổ chức đánh giá thực chất và rút kinh nghiệm.

Tiểu kết chương 1

Quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương đối với rừng sản xuất trên địa bàn một huyện là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã có chức năng theo phân cấp trong Luật lâm nghiệp, Luật Đất đai đối với rừng sản xuất và quá trình sử dụng, giao dịch rừng sản xuất trong địa giới hành chính của huyện. Từ khái niệm này cùng với làm rõ đặc điểm và mục tiêu quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất, Chương 1 tập trung trình bày nội dung quản lý Nhà nước của địa phương đối với rừng sản xuất trên địa bàn một huyện, gồm: (1) Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật đối với rừng sản xuất; (2) Xây dựng và giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng sản xuất; Bảo hộ quyền sử dụng đất lâm nghiệp; (3) Quản lý tài chính đối với rừng sản xuất; (4) Cung cấp dịch vụ công về rừng sản xuất; (5) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đối với rừng sản xuất. Đổng thời, chương 1 nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước của địa phương đối với rừng sản xuất trên địa bàn một huyện. Ngồi ra, ở chương này cịn nêu ra kinh nghiệm của một số địa phương trong quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất và rút ra những bài học có giá trị tham khảo cho huyện Hiệp Đức. Đây chính là cơ sở lý luận mà chương 1 đề cập.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 41 - 43)