Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước đối với rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hiệp Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 72 - 75)

rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hiệp Đức

2.4.3.1. Những nguyên nhân trong huyện * Nguyên nhân xuất phát từ điều kiện tự nhiên

Hiệp Đức có diện tích đất tự nhiên rộng, diện tích rừng khá lớn và địa hình phức tạp. Đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhiều nơi đã bị hoang hóa với tầng đất canh tác mỏng, đất xấu không sản xuất được.

* Nguyên nhân xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư có nhiều dân tộc cùng sinh sống với nhận thức pháp luật về đất đai, trong đó có pháp luật khiếu nại, tố cáo nói riêng của một bộ phận người dân cịn hạn chế, đời sống cịn nhiều khó khăn, nhất là nhu cầu đất ở, đất sản xuất ngày càng tăng dẫn đến tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất trầm trọng.

- Trình độ phát triển KT – XH của huyện so với nhiều địa phương khác còn thấp. Hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương và trang bị cơ sở vật chất, phương tiện, công cụ làm việc của cơ quan QLNN về lâm nghiệp, bảo vệ rừng còn thiếu.

- Các lớp bồi dưỡng, hội nghị tập huấn chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ QLNN về lâm nghiệp, bảo vệ rừng chưa tổ chức được đầy đủ, kịp thời.

Chính sách tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ trên địa bàn huyện còn hạn hẹp.

* Nguyên nhân xuất phát từ lịch sử quan hệ lâm nghiệp trên địa bàn huyện

Đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện có nguồn gốc phức tạp do chính sách rừng sản xuất có nhiều biến đổi và điều chỉnh qua các thời kỳ khác nhau. Việc lập và lưu trữ hồ sơ, tài liệu xác định nguồn gốc và cơ sở pháp lý đối với việc quản lý lâm nghiệp của một số công ty nơng, lâm nghiệp cịn sơ sài dẫn đến nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu kiện.

2.4.3.2. Những nguyên nhân ngoài huyện

* Nguyên nhân xuất phát từ pháp luật, chính sách về lâm nghiệp, về đất đai, về bảo vệ và phát triển rừng của Trung ương

Một số quy định trong pháp luật và các hướng dẫn khơng cập nhật kịp với tình hình thực tế. Nhiều thủ tục hành chính cịn rườm rà.

Chính sách về tài chính: khó khăn lớn đối với các chủ rừng là nguồn kinh phí cho Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng từ khi xây dựng, quá trình thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Cần phải có chính sách phù hợp mới có thể có kinh phí cho thực hiện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Bên cạnh đó cũng rất cần có các chính sách về vay ưu đãi cũng như các chính sách thuế phù hợp ...

Việt Nam hiện có trên 14,377 triệu ha rừng với độ che phủ khoảng 41,19%, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm 10,2 triệu ha và 4,1 triệu ha còn lại là rừng trồng. Theo nội dung Chiến lược phát triển lâm nghiệp, khoảng 30% diện tích rừng sản xuất của Việt Nam tương đương với trên 1,86 triệu ha – sẽ phải đáp ứng tiêu chí Quản lý rừng bền vững thơng qua việc đạt chứng chỉ vào năm 2020. Nhưng nếu khơng có những chính sách, giải pháp quyết liệt và hữu hiệu thì các mục tiêu này cũng khó lịng đạt được nhất là với đối tượng là rừng tự nhiên.

* Nguyên nhân xuất phát từ sự tác động của nền kinh tế vĩ mô, biến động giá thị trường nông, lâm sản thế giới

Tác động của nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến năng lực tài chính của một số doanh nghiệp, dự án dẫn đến tình trạng dự án “treo” và những biến động về giá cả thị trường nông, lâm sản thế giới dẫn đến sản xuất của nông dân không ổn định, phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng; Áp lực tác động của sự phát triển công nghệ và mức

chi tiêu cho sự phát triển công nghệ khác nhau theo ngành. Điều hành kinh tế vĩ mô vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, đòi hỏi các cấp, ngành lâm nghiệp phải chủ động, bám sát thực tiễn, không ngừng đổi mới sáng tạo, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư bảo vệ và phát triển rừng sản xuất.

Việt Nam cũng như các nước có nền kinh tế đang trong quá trình chuyến đổi, nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng rất lớn, do vậy, tài nguyên rừng đã và đang bị suy giảm. Các chính sách đã ban hành mặc dù chưa đủ và có những điểm chưa hồn tồn phù hợp, nhưng đã tiếp cận các tiêu chuẩn Quốc tế về Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Nhưng cần được tiếp tục bổ sung và hoàn thiện nhằm phù hợp với các hoạt động quản lý lâm nghiệp trên thực tế và đáp ứng được mục tiêu chiến lược của ngành.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hiệp Đức, Chương 2 tập trung phân tích đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất huyện Hiệp Đức trên các nội dung: (1) Về ban hành các văn bản và tuyên truyền luật pháp về lâm nghiệp, đất đai; (2) Về xây dựng và ban hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng sản xuất; (3) Về bảo hộ quyền sử dụng rừng sản xuất; (4) Về quản lý tài chính đối với rừng sản xuất; (5) Về bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân khi thu hồi rừng sản xuất; (6) Về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực sử dụng rừng sản xuất. Đồng thời, chương 2 làm rõ thực trạng bộ máy và cán bộ Quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất ở huyện Hiệp Đức hiện nay. Qua đó, đánh giá chung về quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất huyện Hiệp Đức: mặt thành công; hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước đối với rừng sản xuất huyện Hiệp Đức; và nguyên nhân của hạn chế, yếu kém đó.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)