Thực trạng bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân khi thu hồi rừng sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 62 - 64)

Cơng tác định giá rừng sản xuất của chính quyền địa phương được thực hiện theo đúng quy trình nhưng khung giá rừng sản xuất trên địa bàn huyện vẫn cịn có những vị trí chưa phù hợp, cịn thấp so với giá chuyển nhượng phổ biến trên thị trường. Mặt khác, năng lực của đơn vị tư vấn định giá còn hạn chế, dẫn đến nhiều chứng thư định giá phải chỉnh sửa nhiều lần mới đạt theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định giá. Việc giao thời giữa quy định của Luật cũ và mới cũng làm cho cán bộ thực hiện có sự lung túng khi áp dụng định giá.

Việc định giá rừng là nhiệm vụ thường xuyên, điều này không chỉ giúp nâng cao giá trị rừng mà còn là cơ sở để thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp cũng như phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp.

Trong những gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng và hội nhập quốc tế sâu rộng, quản lý lâm nghiệp ở các địa phương đang đặt ra các nhu cầu khách quan và cấp bách về định giá rừng cho các mục đích như: cho thuê rừng, giao rừng, tính tiền sử dụng rừng, giá trị góp vốn của doanh nghiệp, tiền bồi thường do chuyển đổi mục đích, phá hoại rừng và xây dựng các cơ chế chính sách chi trả dịch vụ mơi trường. Tuy nhiên, việc xem xét đánh giá và xác định giá rừng cịn nhiều khó khăn và bất cập bởi các lý do sau:

Quan điểm về giá trị rừng còn hạn chế, do chưa coi giá trị và dịch vụ môi trường của rừng là một loại sản phẩm “đặc biệt” của rừng;

Chưa có phương pháp định giá rừng và cơ sở cho xây dựng khung giá rừng; Thiếu cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về tiền tệ hóa giá trị rừng, đánh giá thành quả lao động của ngành lâm nghiệp, điều chỉnh cơ chế phân phối lợi ích do rừng tạo ra, tạo nguồn tài chính bền vững cho quản lý.

2.2.5. Thực trạng bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân khi thu hồirừng sản xuất rừng sản xuất

Phịng NN&PTNT, Phịng TN&MT huyện tích cực tham mưu cho UBND huyện ban hành các cơ chế chính sách, các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi rừng sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của huyện; đề xuất cho UBND huyện kịp thời tháo gỡ những khó khăn,

vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng được đại bộ phận người bị thu hồi rừng sản xuất đồng thuận, ủng hộ và chấp hành nghiêm túc.

2.2.5.1. Thực trạng cung cấp dịch vụ bản đồ

Lĩnh vực đo đạc, lập bản đồ địa chính đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơng tác quản lý nhà nước được tăng cường, hoạt động đo đạc bản đồ đi vào nề nếp. Đến nay, trên địa bàn huyện đã lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000 và hồ sơ địa chính khu vực đất lâm nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng với diện tích 844.000ha/132 xã; tin học hóa tồn bộ bản đồ và hồ sơ địa chính bằng số hoá.

2.2.5.2. Thực trạng cung cấp thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, sử dụng rừng sản xuất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, sử dụng rừng sản xuất cấp tỉnh, cấp huyện sau khi được quyết định, phê duyệt đều được công bố công khai. UBND huyện công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của UBND huyện và công bố công khai nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan đến xã, thị trấn tại trụ sở UBND cấp xã trong vòng 30 ngày kể từ ngày quyết định quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.

Hoạt động khuyến lâm đặt ra mục đích là hỗ trợ người nông dân làm nghề rừng, với số lượng 02 cán bộ hiện trường cộng thêm 07 cán bộ dự án cấp xã với sự giúp sức của Trưởng thôn, người dân trong vùng dự án được hỗ trợ các hoạt động như: Công tác quy hoạch rừng trồng, xác định danh sách hộ, phát triển kế hoạch trồng rừng, điều tra lập địa, xác định ranh giới đất đai, giao đất, thủ tục vay vốn tín dụng và giao dịch với ngân hàng, cung cấp các thông tin cần thiết và hướng dẫn cho các nơng dân lựa chọn một mơ hình trồng rừng phù hợp với điều kiện đất đai của họ, vấn đề chọn giống, kỹ thuật trồng rừng,…

Trong quá trình triển khai, dự án luôn chú trọng đến việc đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn cho cán bộ hiện trường, gắn chặt trách nhiệm của cán bộ với BQLDA cấp tỉnh, huyện và các hộ nông dân làm nghề rừng. Dự án không những nâng cao năng lực chun mơn cho họ mà cịn coi họ như những tiểu giáo viên, có nhiệm vụ hướng dẫn tập huấn cho các hộ nơng dân kiến thức về lâm nghiệp.

Hiệp Đức là kế hoạch hoạt động phát triển dân tộc thiểu số. Tính đến tháng 10/2014, BQLDA Phát triển ngành lâm nghiệp huyện Hiệp Đức đã thực hiện hoàn thành các bản Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số, với 19 hoạt động đào tạo, tập huấn, thăm quan tại các xã Phước Gia, Phước Trà, Sông Trà như: kỹ năng quản lý kinh tế hộ gia đình dành cho phụ nữ, dạy nghề may cho phụ nữ, kỹ thuật nuôi gà thả vườn, năng lực quản lý cộng đồng, tham quan rừng trồng, kỹ thuật trồng rau an toàn và canh tác bền vững trên đất dốc, đào tạo và xây 03 mơ hình kỹ thuật.

2.2.5.3. Thực trạng cung cấp thông tin về đăng ký, hồ sơ, giá rừng sản xuất…

Tồn huyện có 12 xã /12 đơn vị hành chính cấp xã đang xây dựng cơ sở dữ liệu lâm nghiệp, đất đai. Tồn bộ bản đồ địa chính trên địa bàn huyện (dạng giấy và dạng số) hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm Công nghệ thông tin – Sở Tài nguyên và Môi trường đáp ứng nhất định về nhu cầu thông tin đăng ký, hồ sơ, giá đất và giá rừng sản xuất cho người dân.

Hồ sơ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng gồm có những tài liệu sau đây: Báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; Quyết định phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp có thẩm quyền; Hệ thống bản đồ gồm có: Bản đồ hiện trạng rừng (bản in trên giấy và bản đồ số hóa); Bản đồ quy hoạch ba loại rừng (bản in trên giấy và bản đồ số hóa) (nếu chưa có); Các văn bản có liên quan trong quá trình lập, thẩm định, thơng qua Hội đồng nhân dân và trình cấp có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch.

Hồ sơ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bao gồm: Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (gồm báo cáo và các bảng biểu); Quyết định phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp có thẩm quyền; Các văn bản có liên quan trong quá trình lập, thẩm định, thơng qua Hội đồng nhân nhân và trình cấp có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)