Về chính sách đầu tư, tín dụng, tài chính đối với ba loại rừng, Luật Lâm nghiệp khẳng định “Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển RĐD, RPH” (khoản 2 Điều 4) và “Nhà nước tổ chức, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất…” (khoản 4 Điều 4). Tuy nhiên, nguồn đầu tư này chỉ mang tính định hướng, cịn trên thực tế việc quy định khai thác và huy động vốn liên quan đến lâm nghiệp lại chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật về ngân sách, đầu tư, tín dụng. Do đó, ln có sự bất cập giữa yêu cầu cần vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động lâm nghiệp với khả năng cấp vốn của Nhà nước (phần lớn là khơng đáp ứng u cầu về vốn, ví dụ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hàng năm cho khoán bảo vệ rừng chỉ được cấp cho khoảng 2 triệu ha/ 6,6 triệu ha RĐD và RPH hiện có với mức 200.000- 300.000 đồng/ha/năm).
Bên cạnh đó, việc trợ cấp cho trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng cần được xem xét cẩn trọng vì chưa thực sự phù hợp với kinh tế thị trường. Mức hỗ trợ 8 triệu đồng/ha cho trồng rừng sản xuất gỗ lớn hiện chưa đủ để khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào trồng rừng gỗ lớn. Đó là chưa kể đến hiệu quả kinh tế thực sự đem lại từ trồng rừng gỗ lớn so với trồng rừng gỗ nhỏ chu kỳ ngắn vẫn chưa được làm rõ, cũng như việc làm sao để khắc phục được những rủi ro có thể có (ví dụ như phương án bảo hiểm rừng trồng) và hỗ trợ cụ thể của Nhà nước trong thời gian chưa khai thác gỗ lớn. Chính vì vậy phải:
thị trường.
- Chống thất thu thuế rừng sản xuất và tiền sử dụng rừng sản xuất.