Thực trạng cán bộ quản lý nhà nước đối với rừng sản xuất huyện Hiệp Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 69 - 70)

Hiệp Đức

Với cơ cấu hiện nay khoảng gần 30 cán bộ trong ngành Lâm nghiệp đã đáp ứng cơ bản chức năng chun mơn của ngành. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ QLNN đối với rừng sản xuất của huyện ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, vẫn cịn tình trạng cán bộ lâm nghiệp, địa chính làm việc thiếu nhiệt tình, sách nhiễu với người dân và kỷ luật lao động chưa cao.

Từ đại hội Đảng VI, Đảng ta đã chủ trương đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Sau hơn 20 năm thực hiện có rất nhiều các doanh nghiệp, công ty, ngành đặc thù làm ăn ngày càng phát triển nhưng cũng có các doanh nghiệp, cơng ty làm ăn thua lỗ dẫn đến tình trạng phá sản hoặc giải thể. Trước đây bộ máy quản lý thường rất cồng kềnh trình độ quản lý kém. Theo đó, ngành lâm nghiệp đã biết đổi mới hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của mình cho phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.

Thực tế cho thấy về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ngành lâm nghiệp các địa phương đã sáp nhập, đã giảm nhưng vẫn còn cồng kềnh, tỉ lệ cán bộ quản lý khá cao so với nhân viên thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh tuổi đời cao với đa số >45 tuổi trở lên tuy có kinh nghiệm thực tế nhiều, nhưng sự tiếp thu khoa học kỹ thuật và sự đổi

mới còn hạn chế, dẫn đến việc thay đổi cơ chế quản lý theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường cịn chưa cao. Vì vậy, cần có một lớp cán bộ trẻ có năng lực. Bên cạnh sự thành cơng cũng có rất nhiều sự thất bại của ngành lâm nghiệp vì vẫn cịn mang tính chất bảo thủ, ảnh hưởng của nền kinh tế bao cấp nên đã dẫn đến thất bại, bộ máy cán bộ quản lý cồng kềnh đã tồn tại cả một thời gian dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 69 - 70)