Củng cố tổ chức bộ máy và đào tạo cán bộ quản lý rừng sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 83 - 86)

chỉ đạo các ngành liên quan của các xã xây dựng kế hoạch và đề xuất các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn phù hợp cho đội ngũ cán bộ. Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành lâm nghiệp của cơ sở đào tạo đại học chuyên ngành.

Cách đây hơn 20 năm, Nghị quyết Trung ương ba khóa VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” được ban hành. Đây là sự thể chế hóa đường lối cán bộ của Đảng nhằm tạo ra bước chuyển biến căn bản và toàn diện của đội ngũ cán bộ. 20 năm qua, Chiến lược cán bộ đã hồn thành sứ mệnh lịch sử của nó, tạo khung thể chế cho sự định hình và phát triển đội ngũ cán bộ của thời kỳ phát triển mới của đất nước. Theo chủ trương của Huyện ủy, UBND huyện, về lâu dài, khi sắp xếp cán bộ, huyện xem xét ưu tiên con em đồng bào tại địa phương được quy hoạch vào các vị trí, chức danh cơng tác. Để nâng cao trình độ, huyện đưa cán bộ này ở các xã lên phịng, ban chun mơn của huyện học việc, tư vấn “cầm tay chỉ việc”, như vậy trình độ chun mơn nghiệp vụ từng bước được nâng lên.

Tiêu chuẩn và cơ cấu là hai yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên chất lượng của đội ngũ cán bộ. Vì vậy, Chiến lược cán bộ xác định tiêu chuẩn phải xuất phát từ chính thực tiễn của quá trình chuyển đổi đất nước từ trạng thái khủng hoảng kinh tế - xã hội sang trạng thái phát triển, nội dung trọng tâm là đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; từ nhà nước chun chính vơ sản sang nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; từ tình trạng bị bao vây, cấm vận sang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Tiêu chuẩn cán bộ thể hiện trong Chiến lược cán bộ bao hàm cả phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức, năng lực và kỹ năng làm việc; cả tiêu chuẩn chung cho mọi loại cán bộ và tiêu chuẩn đặc thù cho từng loại cán bộ.

Cơng tác bảo vệ rừng tuy đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn diễn ra phức tạp ở một số điểm nóng. Lực lượng kiểm lâm ở một số nơi có lúc cịn chậm phát hiện sự việc, bị động trong xử lý tình huống, chưa nghiêm túc trong thực thi cơng vụ, hành vi phá rừng trái pháp luật và chống người thi hành cơng vụ cịn diễn

ra ở nhiều địa phương, gây bức xúc dư luận.

Tiếp cận hệ thống phần mềm theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp sẽ là một công cụ kỹ thuật hỗ trợ để phục vụ cho cập nhật theo dõi diến biến tài nguyên rừng hàng năm. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, cần thực hiện tốt việc tiếp tục tập huấn cho cán bộ lâm nghiệp, kiểm lâm địa bàn để thực hiện việc thường xuyên cập nhật dữ liệu vào hệ thống.

Sự thành công hay thất bại, tận dụng tốt thời cơ, vận hội hay vượt qua nguy cơ, thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam và ở huyện Hiệp Đức hiện nay phụ thuộc một cách quyết định vào phương thức khai thác nguồn lực con người, nhất là việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Không ngoại lệ, để ngành Lâm nghiệp phát triển bền vững, đòi hỏi phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong đó giải pháp căn cơ nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng các thành tựu KHCN trong sản xuất lâm nghiệp nhất là cơng nghệ cao sẽ là chìa khóa để cho Ngành Lâm nghiệp phát triển mạnh, từ đó sẽ làm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiện đại hóa phương thức quản lý, tổ chức sản xuất, nghiên cứu, ứng dụng và thị trường sản phẩm, qua đó tạo động lực thúc đẩy phát triển rừng sản xuất lên tầm cao mới.

Ngành Lâm nghiệp địa phươngđang trên đà phát triển mạnh mẽ nên yêu cầu, đòi hỏi rất nhiều vấn đề mà trước mắt chúng ta cần đáp ứng để ngành phát triển tốt hơn. Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì cần phải tiến hành song song giữa đào tạo nguồn nhân lực đồng hành với chính sách thu hút, sử dụng nhân lực tại địa phương, kết hợp dự nguồn, đào tạo chuyên sâu và sự gắn bó, tâm huyết với nghề, ổn định, an tâm cơng tác tại địa phương. Đồng thời, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cũng phải được tiến hành song song giữa đào tạo dài hơi nguồn nhân lực có chun mơn sâu đi đơi với việc nhanh chóng cập nhật và ứng dụng cơng nghệ mới, tiên tiến.

Việc đào tạo đội ngũ cán bộ lâm nghiệp, Củng cố tổ chức bộ máy và đào tạo cán bộ quản lý rừng nói chung và quản lý rừng sản xuất nói riêng cho cán bộ trẻ có trình độ chun mơn cao sẽ tạo cơ sở hình thành nhóm nghiên cứu mạnh trên một

số lĩnh vực rừng riêng biệt, áp dụng tốt công nghệ cao, công nghệ tiên tiến cho một số lĩnh vực trọng điểm của ngành. Chính vì thế các cấp chính quyền, các cơ quan chun mơn cần quan tâm, đầu tư kinh phí nhiều hơn cho cơng tác dự nguồn, đào tạo, luân chuyển cán bộ lâm nghiệp hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ chuyên ngành được giao, tăng cường phối hợp chuyển giao công nghệ đào tạo tập huấn cho đội ngũ cán bộ nông lâm nghiệp, kiểm lâm viên tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)