Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 36 - 39)

Luật pháp, chính sách quản lý rừng sản xuất của Trung ương

Cần phải được triển khai trong quá trình rà soát, quy hoạch rừng.

Một là, giữ nguyên hoặc giảm diện tích rừng đặc dụng, rừng phịng hộ, mở

rộng diện tích rừng sản xuất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội;

Hai là, giảm số diện tích rừng quốc gia do trung ương quản lý, chuyển giao

các rừng quốc gia cho Ủy ban nhân dân các tỉnh quản lý. Nếu được thực hiện đúng và đầy đủ, có thể dễ dàng nhận thấy một số tác động tích cực của chủ trương này đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt từ phương diện đầu tư.

Trước hết, việc tăng diện tích rừng sản xuất sẽ góp phần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất trong ngành lâm nghiệp, giảm áp lực đầu tư từ nguồn vốn ngân sách. Tiếp đến, giảm diện tích rừng do trung ương quản lý cũng có nghĩa là sẽ giảm nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương vào việc quản lý, bảo vệ rừng, tạo điều kiện để cơ quan quản lý trung ương tập trung vào việc quản lý, bảo vệ các khu rừng quốc gia có giá trị sinh thái cao, có tính đại diện về vùng kinh tế hay có sự phức tạp, nhạy cảm về địa giới lãnh thổ, tránh sự đầu tư dàn trải như trước đây. Thêm nữa, chuyển giao quyền quản lý rừng cho địa phương chính là để tăng quyền chủ động cho các cấp chính quyền, tạo cơ hội để họ nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng… Tuy nhiên trên thực tế việc triển khai chủ trương này đã bắt đầu bộc lộ một số vấn đề đáng chú ý.

Thứ nhất, việc rà soát, quy hoạch ba loại rừng nêu trên mới chủ yếu được thực hiện trên giấy tờ, số sách, bản vẽ. Việc tiến hành rà soát trên thực địa gặp khơng ít khó khăn do đặc thù của rừng thường ở những vùng địa lý phức tạp, hiểm trở, khó đo đạc trong khi nguồn nhân lực và trang thiết bị chuyên dụng phục vụ cho mục đích này cịn rất hạn chế. Điều này cũng có nghĩa là chưa có đủ cơ sở để tin cậy những số liệu thu thập được từ việc rà soát các loại rừng.

Thứ hai, do nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương cịn hạn hẹp, năng lực

quản lý của các cấp chính quyền cịn nhiều hạn chế, lại chịu áp lực lớn từ tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo tại địa phương, dẫn đến hiệu quả quản lý và bảo vệ các khu rừng quốc gia nằm trên địa bàn tỉnh quản lý khơng cao. Thứ ba,do thói quen tiếp nhận sự đầu tư từ ngân sách Nhà nước trung ương nên tâm lý chung của Ban quản lý các khu rừng quốc gia là không muốn chịu sự quản lý của Uỷ ban

nhân dân cấp tỉnh và tiếp nhận vốn đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương. Cách đối phó phổ biến là tìm mọi cách để rừng quốc gia tránh bị loại khỏi diện do trung ương quản lý. Chưa kể đến việc để có được nhiều hơn nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, việc mở rộng quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng vẫn đang được các địa phương tận dụng.

Tình hình kinh tế vĩ mơ

Các cấp, các ngành, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Bộ KH-ĐT sớm đánh giá lại quy mô kinh tế khơng chính thức, trên cơ sở đó các cơ quan chức năng rà soát, có chính sách phù hợp. Quá trình thực hiện phải tuân thủ đúng chuẩn mực quốc tế, khách quan, có kiểm định độc lập của các tổ chức quốc tế.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo mở rộng tín dụng, giảm lãi suất cho các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp công nghệ cao, xuất khẩu... Bộ Tài chính tập trung các giải pháp thực hiện tốt chính sách tài khóa, nâng cao hiệu quả thị trường chứng khoán; hỗ trợ DN, chia sẻ gánh nặng huy động vốn và rủi ro với ngành ngân hàng. Các bộ ngành địa phương chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công; phát triển sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh thu hút FDI. Các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm giải ngân vốn đầu tư công đúng kế hoạch.

Các dự án, dịch vụ môi trường, phát triển bảo vệ môi trường, tài nguyên rừng, rừng sản xuất có sự ảnh hưởng rất lớn từ việc phát triển kinh tế vĩ mơ của đất nước. Chính quyền các địa phương đang tích cực chỉ đạo phát triển các dự án công nghiệp, dịch vụ quy mô lớn...

Các ban ngành địa phương phải phát triển mạnh hơn nữa lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ liên quan tài chính, cơng nghệ cao; ngành VH-TT-DL chỉ đạo xúc tiến thu hút du lịch tại một số thị trường trọng điểm; phối hợp tổ chức hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch hiệu quả. Ngành Giao thông vận tải triển khai sớm các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm; thường xuyên báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án cao tốc; các bộ, ngành làm tốt công tác xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, không để nợ đọng văn bản. Bộ Công an làm tốt công tác trấn áp tội

phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 36 - 39)