Quy mô, cơ cấu các loại rừng. Theo số liệu thống kê lâm nghiệp, tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện Hiệp Đức vào năm 2014- 2018, thực hiện tốt công tác giao đất, cấp GCN QSD đất ở cho 183 trường hợp/111.087 m2; giao đất, cấp GCN QSD đất lâm nghiệp 8 trường hợp/224.967 m2, chuyển nhượng QSDĐ 92 trường hợp/280.289 m2, chuyển mục đích SDĐ 6 trường hợp/659 m2, thu hồi đất 25 trường hợp/213.193 m2 và giao đất, cấp GCN QSD đất cho các tổ chức là 4 trường hợp/32.117 m2. Đăng ký thế chấp 100 trường hợp/1.912.764m2; xóa đăng ký thế chấp 42 trường hợp/705.069m2. Cấp giấy CNQSDĐ lần đầu trong nhân dân được 63 trường hợp/14,2 ha (lũy kế 373 trường hợp/417,43 ha).
Biểu đồ 2.1. Thực trạng rừng sản xuất huyện Hiệp Đức 2014 - 2018
2018 21 02 27 02 01 45 17 2017 90 02 30 01 07 01 30 10 2016 30 02 20 01 07 01 05 06 2015 22 01 10 01 05 01 10 05 2014 20 01 5 01 05 01 10 4 Giao đất, cấp giấy CNQSD đất ở
Giao đất, cấp GCN QSD đất lâm nghiệp Chuyển nhượng QSDĐ
Chuyển mục đích SDĐ Thu hồi đất
Giao đất, cấp giấy CNQSD đất cho các tổ chức Đăng ký thế chấp
Hiện tại Dự án phát triển và chế biến vùng dược liệu sạch rộng 200ha ở xã Sông Trà đang triển khai đầu tư, với các chủng loại cây dược liệu đa dạng như: ba kích tím, cà gai leo, đinh lăng… gắn với đầu tư nhà máy chế biến các sản phẩm từ dược liệu.
Các cấp chính quyền địa phương huyện Hiệp Đức đang tích cực đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh - sạch. Theo đó, trong thời gian tới địa phương sẽ hình thành các vùng dược liệu quy mơ lớn, đủ cung cấp cho nhà máy chế biến, tạo ra những sản phẩm như: trà thảo dược, nước giải khát, thực phẩm chức năng, cao thuốc từ các loài cây dược liệu thế mạnh của địa phương. Tập trung gieo ươm hỗ trợ giống dược liệu 100.000 cây dược liệu các loại. Mơ hình vườn ươm chủng loại cây giổi, sơn tra, sao đen… cũng xuất hiện nhiều trong các khu rừng nghèo kiệt để dần hình thành rừng vịng ngồi che chắn cho vùng lõi quy hoạch trồng cây dược liệu. Đồng thời sẽ hoàn thành giao rừng cho hơn 3.000 hộ dân, vì khơng ai giữ rừng tốt bằng người dân bản địa. Khi được giao rừng, người dân sẽ tích cực chăm sóc và bảo vệ rừng một cách tự nguyện gắn với phát triển kinh tế rừng; giữ được rừng sẽ là cơ hội để phát triển các loại cây dược liệu quý hiếm của địa phương và xem đây là thế mạnh để phát triển kinh tế của huyện.
Hiệp Đức là một trong những huyện được lựa chọn để triển khai thực hiện dự án phát triển ngành lâm nghiệp WB3. Sau 10 năm thực hiện dự án, lợi nhuận rịng trung bình của các hộ trồng keo theo dự án đạt đạt 4,1 triệu/ha/năm. Thu nhập thực tế từ trồng rừng dự án cao hơn mức dự kiến từ 2 - 3,4 triệu đồng/ha và giá trị hiện tại ròng cao hơn mức dự kiến từ 1 - 2 triệu đồng/ha.
Dự án WB3 được triển khai ở 07 xã: Hiệp Hịa, Hiệp Thuận, Quế Bình, Quế Lưu, Phước Gia, Phước Trà và Sơng Trà với tổng diện tích sau khi rà soát quy hoạch trồng rừng cấp xã đến năm 2015 là 6.962 ha. Tổng mức đầu tư là 32.148 triệu đồng. Vốn cho vay tín dụng trồng rừng là 71.400 triệu đồng. Dự án này được thiết kế gồm 3 hợp phần: Phát triển thể chế; trồng rừng sản xuất; quản lý dự án, giám sát và đánh giá dự án.
Qua số liệu thu thập được tại BQLDA WB3 cho thấy tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo vùng dự án có cơ cấu thu nhập từ lâm nghiệp là 85%. Tỷ lệ hộ nghèo của