Nhóm giải pháp hồn thiện các văn bản hướng dẫn và cải tiến phương thức tuyên truyền pháp luật đối với rừng sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 76 - 77)

phương thức tuyên truyền pháp luật đối với rừng sản xuất

Luật Lâm nghiệp và các văn bản dưới luật hiện vẫn chưa đưa ra hướng dẫn về vấn đề liên kết quản lý rừng hay đồng quản lý rừng. Thực chất, đồng quản lý rừng là một phương thức quản lý có hiệu quả, trong đó chủ rừng nhà nước chia sẻ quyền, lợi ích và nghĩa vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng với cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương (xã, thơn) ở các mức độ khác nhau tùy theo năng lực của mỗi bên, nhưng không làm mất vai trò chủ đạo của chủ rừng nhà nước. Do

vậy, cần sớm luật hóa khái niệm này để có thể áp dụng trong thực tiễn quản lý, bảo vệ rừng hiện nay.

Liên quan đến chính sách tài chính, việc Luật Thuế Tài nguyên quy định thuế suất sản phẩm khai thác chính gỗ từ rừng tự nhiên từ 10-35% cũng chưa thực sự hợp lý vì 80% diện tích rừng tự nhiên hiện có là rừng nghèo kiệt hoặc rừng mới phục hồi, và cần đầu tư dài hạn để bảo vệ và khoanh ni phục hồi trong vịng 30-

35 năm mới hy vọng khai thác được. Do đó, việc quy định thuế suất quá cao có thể tác động tiêu cực và khuyến khích tình trạng khai thác trái phép, trốn thuế và giảm thu nhập vốn đã ít ỏi của cộng đồng dân cư được giao rừng tự nhiên trong tương lai. Đặc biệt, hiện chưa có chính sách quy định thuế tài ngun rừng cần được đầu tư trực tiếp vào việc tái tạo, bảo vệ rừng nên việc sử dụng tiền thuế Tài nguyên hiện không thống nhất tại các địa phương, một số nơi sử dụng vào mục đích khác thay vì tái tạo, bảo vệ rừng. Chính vì vậy phải:

Tiếp tục rà soát, loại bỏ các văn bản pháp quy khơng cịn phù hợp, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về lâm nghiệp, đất đai, bảo vệ và phát triển rừng khơng cịn có giá trị thực thi phù hợp với thẩm quyền được phân cấp.

Soạn thảo và ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn kịp thời, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, nhất là đối với người dân tộc thiểu số.

Tăng cường, phổ biến giáo dục pháp luật về lâm nghiệp, đất đai, bảo vệ và phát triển rừng bằng nhiều phương pháp, trong đó chú ý vai trị của người có uy tín ở các khu dân cư có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống.

Hỗ trợ pháp lý cần thiết cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)