Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với rừng sản xuất tại huyện Thông Nông (Cao Bằng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 39 - 40)

Thông Nông (Cao Bằng)

Thông Nông là một huyện biên giới miền núi cao ở Tây Bắc của địa phương tỉnh Cao Bằng. Huyện Thông Nông cách trung tâm của Cao Bằng 50 km; phía Bắc có đường biên giới tiếp giáp với huyện Nà Po (Quảng Tây, Trung Quốc); phía Nam tiếp giáp với huyện Hòa An và huyện Ngun Bình; phía Tây giáp với huyện Ngun Bình và Bảo Lạc; phía Đơng tiếp giáp với huyện Hà Quảng.

Đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện có diện tích hơn 31.700 ha, trong số đó giao cho người dân 93% diện tích để quản lý trồng rừng (khoảng 29.500 ha). Từ chính sách giao đất, giao rừng cho người dân của Nhà nước, huyện Thông Nông đã triển khai trong ngành lâm nghiệp đúng chủ trương và tiến độ; chuyển dần từ mơ hình quản lý Nhà nước sang cá thể theo hướng nông lâm kết hợp, lấy mục tiêu xây dựng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Bình qn hàng năm, huyện Thơng Nơng xây dựng khoảng từ 300 đến 450 ha rừng tập trung, góp phần đưa tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 51,2%.

Trong quản lý Nhà nước, huyện Thông Nông đã thành lập các Ban quản lý rừng. Để quản lý phát triển rừng theo hướng bền vững, từ tháng 6 năm 2013, phòng lâm nghiệp huyện đã ký kết phối hợp với Phân viện Điều tra quy hoạch Đông Bắc Bộ về công tác điều tra xác định hệ giá trị tài nguyên hiện hữu; xây dựng quy hoạch đệ trình các cấp quản lý có thẩm quyền duyệt; xác lập các phân khu chức năng; cũng như đề xuất những giải pháp triển khai. Từ cơ sở này, Ban Quản lý rừng thiết kế các dự án đầu tư để thu hút kêu gọi những tổ chức trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển rừng ở địa phương. Mặt khác, trên cơ sở sự hỗ trợ về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện và điều kiện làm việc của Chi cục lâm nghiệp tỉnh Cao Bằng, Hạt kiểm lâm huyện triển khai phân công cán bộ kiểm lâm thay nhau đóng chốt trong rừng để bảo vệ rừng; và tiến hành thực hiện phân bổ kinh phí hỗ trợ trong khoán bảo vệ, phát triển rừng cho các hộ dân sống gần rừng và hỗ trợ phát triển kinh tế cộng đồng. Việc quản lý bảo vệ rừng được Hạt kiểm lâm đã phối hợp

với lực lượng chuyên trách: Tài ngun và mơi trường, Cơng an, chính quyền xã, thị trấn… và duy trì hai trạm chốt chặn trong khu rừng. Đồng thời, Hạt kiểm lâm huyện chú trọng vào hoạt động tuyên truyền các chính sách phát triển và bảo vệ rừng. Mặt khác, Chi cục lâm nghiệp tỉnh đã phối hợp khá chặt chẽ với chính quyền huyện Thơng Nơng giao đến từng thôn, xã về việc tăng cường theo dõi, đôn đốc và đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, chủ động về các nguồn giống gắn với thực hiện quản lý chất lượng cây giống, đề xuất hướng giải quyết các vướng mắc, khó khăn, triển khai lập hồ sơ xử lý những trường hợp sử dụng đất rừng sai mục đích. Nhờ đó tạo cho quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả hơn, số lượng lâm tặc hồnh hành hàng năm càng ít đi và diện tích rừng trồng mới tăng lên đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 39 - 40)