Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 33 - 36)

Điều kiện tự nhiên của huyện

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề vật chất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội; là điều kiện thường xuyên, cần thiết trong quá trình sản xuất; là một trong những nhân tố tạo vùng quan trọng. Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẽ đảm bảo cho phát triển hôm nay và cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Việc đánh giá thực trạng về tài nguyên thiên nhiên nước ta còn là một vấn đề mà cho đến nay chúng ta cũng chưa thể khẳng định được cụ thể.

Ở vùng núi: Khoáng sản: khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh (đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crơm, vàng, vonfram, antimoan...) và các khoáng sản ngoại sinh (bơxit, apatit, đá vơi, than đá); đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Rừng và đất trồng: tạo cơ sở cho phát triển nơng - lâm nhiệt đới; Rừng giàu có về thành phần lồi động - thực vật (trong đó có nhiều lồi q hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới). Miền núi cịn có các cao ngun và thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chun canh cây cơng nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn ni gia súc, phát triển nhiều loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng...).

Ở vùng đồng bằng: Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản; Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác nhau (khoáng sản, thủy sản và lâm sản). Là điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại.

Mặt hạn chế

nên nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông vận tải, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu giữa các vùng. Do mưa nhiều, lũ qt, xói mịn, trượt lở đất... Do vậy, việc khai thác và sử dụng hợp lý miền đồi núi không chỉ giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở các miền này, mà cịn có ý nghĩa cho việc bảo vệ mơi trường sinh thái chung của cả nước.

- Vùng đồng bằng: có mối quan hệ chặt chẽ với địa hình miền núi. Các sông lớn mang vật liệu phù sa từ miền đồi núi bồi đắp mở rộng các đồng bằng châu thổ.

Nhưng do tài nguyên rừng đang bị khai thác quá mức, diện tích đất trống đồi núi trọc tăng lên. Thiên tai (bão, lụt, hạn hán) thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Chính vì vậy, do đặc điểm điều kiện tự nhiên đa dạng, phức tạp nên ảnh hưởng đến việc quản lý Nhà nước của các địa phương đối với rừng sản xuất.

Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện

Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá, trong đó có việc quản lý nhà nước về rừng sản xuất. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả lồi người trong quá trình sống. Giữa mơi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: mơi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.

Tác động của hoạt động phát triển đến mơi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo mơi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ơ nhiễm mơi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực.

Lịch sử quan hệ lâm nghiệp tại địa phương

Vai trị của hương ước, quy ước nói chung, quy ước bảo vệ và phát triển rừng nói riêng đã được thực tế kiểm chứng. Bằng việc kết hợp giữa truyền thống và tập tục của cộng đồng với chính sách của Nhà nước trong việc quản lý bảo vệ tài

nguyên thiên nhiên, quy ước bảo vệ và phát triển rừng được xem là công cụ quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực lâm nghiệp của cộng đồng dân cư, hỗ trợ pháp luật, “lấp đầy các khoảng trống của pháp luật” về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Những nội dung thường được thể hiện trong quy ước bảo vệ và phát triển rừng gồm: quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng; vấn đề thâm canh, xen canh trong rừng; về khai thác, mua bán vận chuyển gỗ và lâm sản; về chăn thả gia súc trong rừng; việc phòng cháy, chữa cháy rừng, sử dụng lửa trong rừng, ngăn chặn những tác nhân xâm hại đến rừng…

Nhiều địa phương vẫn tiến hành cơng việc này một cách hình thức, có tính phong trào nhiều hơn là đi sâu vào thực chất yêu cầu và mong muốn của người dân. Thêm nữa, vẫn cịn sự áp đặt về mặt hành chính, hay nói khác đi là vẫn có biểu hiện hành chính hoá việc xây dựng hương ước bảo vệ rừng, thể hiện qua việc chính quyền địa phương hoặc kiểm lâm lập mẫu sẵn những điều khoản cần cam kết.

Sự tác động của thị trường lâm nghiệp thế giới

Trong nhiều năm qua, ngành lâm nghiệp vẫn ln giữ vai trị quan trọng, đóng góp giá trị trên các mặt kinh tế - xã hội – môi trường và an ninh quốc phòng của đất nước. Với Luật Lâm nghiệp 2017 ra đời, ngành Lâm nghiệp đã xác lập khuôn khổ pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo mục tiêu quản lý chuyển từ nền lâm nghiệp quốc doanh là chủ yếu sang nền lâm nghiệp nhân dân, đa dạng hóa các thành phần kinh tế. Chuyển từ nền lâm nghiệp từ chủ yếu dựa vào khai thác, lợi dụng rừng tự nhiên sang bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên và trồng mới, gắn với phát triển kinh tế lâm nghiệp với phát huy vai trị mơi trường sinh thái, quốc phòng an ninh và an sinh xã hội.

Cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ của sản xuất, kinh doanh và thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ ngành, thì cải cách thủ tục hành chính, đa dạng hóa, đa phương hóa hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lâm nghiệp được đầu tư theo chiều sâu.

Ngành lâm nghiệp là ngành đầu tiên trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án đơn giản hóa TTHC và cơng bố danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa. Theo đó, trước khi thực hiện phương án đơn giản hóa TTHC, lĩnh vực lâm nghiệp có 154 TTHC thì sau khi đơn giản hóa, số TTHC lĩnh

vực lâm nghiệp chỉ cịn lại 115, gồm 39 thuộc cấp trung ương; 48 thuộc cấp tỉnh; 22 thuộc cấp huyện; 03 thuộc cấp xã; 03 thuộc đơn vị khác. Số TTHC này đã được chuẩn hóa, cơng bố công khai và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. Dự kiến, sau khi các văn bản quy định chi tiết Luật Lâm nghiệp ban hành thì ngành lâm nghiệp chỉ cịn lại 63 TTHC, trong đó có 28 TTHC cấp Trung ương, 26 TTHC cấp tỉnh, 6 TTHC cấp huyện và 3 TTHC đơn vị khác.

Những diễn biến của tình hình lâm nghiệp thế giới và những kết quả của ngành lâm nghiệp Việt Nam đang là những thách thức và thời cơ lớn, qua đó đã góp phần thực hiện mục tiêu ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và các phương pháp khoa học dữ liệu trong công tác quản lý, điều hành lĩnh vực lâm nghiệp. Hệ thống cũng sẽ giúp ngành Lâm nghiệp thực hiện tốt hơn cơng tác cải cách hành chính, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu trong thời đại công nghệ 4.0 đã và đang là một xu hướng tất yếu.

Nhu cầu thị trường châu Âu và Mỹ đối với các sản phẩm gỗ hợp pháp và bền vững ngày càng gia tăng, Việt Nam là một nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất quan trọng nên sẽ bị ảnh hưởng bởi những xu hướng thay đổi này của thị trường. Việt Nam đã tích cực tham gia vào các sáng kiến khu vực nhằm xoá bỏ khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp. Việt Nam cũng đang xúc tiến các hoạt động hợp tác với Liên minh Châu Âu trong Kế hoạch thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại gỗ (FLEGT) (Wec.europa.eu/environment/forests/egt.htm). Có rất nhiều các cơng cụ pháp lý và thị trường cho Việt Nam và để đảm bảo tính pháp lý cho các sản phẩm xuất khẩu. Hiện tại đã có khoảng 160 chứng chỉ được cấp cho các công ty xuất và bán lẻ đồ gỗ Việt Nam về quy trình Truy xuất Nguồn gốc Sản phẩm (CoC).

Việt Nam cần phải nỗ lực cho hệ thống thị trường mới để thích ứng với những thay đổi này; xây dựng các tiêu chuẩn về “tính hợp pháp” và xác định các công cụ phù hợp cho việc xác minh nguồn gốc, đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn cho nhập khẩu, sản xuất, tác động môi trường và trách nhiệm xã hội. Các tiêu chuẩn này cũng phải phù hợp với yêu cầu của thị trường, các nước tiêu thụ sản phẩm và phải được thể chế hoá. Tăng cường hợp tác hiệu quả trong ngành chế biến gỗ tạo cơ sở cho cạnh tranh trên thị trường Quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 33 - 36)