Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 77 - 79)

rừng sản xuất

- Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng sản xuất. Xác định vị trí quy hoạch sử dụng đất rừng sản xuất trong hệ thống quy hoạch (quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành và lĩnh vực) để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và bố trí sử dụng hợp lý quỹ đất rừng trên phạm vi toàn huyện, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh. Kiên quyết thu hồi đất rừng sản xuất đối với những dự án đã được giao, cho thuê

đất nhưng không thực hiện đầu tư đúng thời gian quy định, sử dụng đất rừng sản xuất không hiệu quả, sử dụng đất rừng sản xuất trái mục đích được giao, th; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng mua bán, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất trái phép. Phát huy tốt vai trò của người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trong quản lý lâm nghiệp.

Về chính sách tài chính phát triển rừng sản xuất: Chính quyền địa phương có chính sách tạo nguồn về tài chính để các chủ thể thực hiện đúng tiến độ các dự án theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng sản xuất được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Có chính sách điều tiết giá trị gia tăng từ đất rừng do Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng mang lại; điều tiết các nguồn thu từ đất rừng để cân đối, phân phối hợp lý tạo nguồn lực phát triển đồng đều giữa các vùng miền; cải cách hệ thống thuế có liên quan đến nơng lâm nghiệp ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng đất rừng vì mục đích đầu cơ.

- Đưa việc thống kê, kiểm kê rừng sản xuất vào nề nếp. Đổi mới các nội dung cụ thể về phương pháp kiểm kê: Phương pháp xác định tổng diện tích rừng sản xuất của đơn vị hành chính cấp xã; các phương pháp tính toán các chỉ tiêu kiểm kê theo nguồn tài liệu, bản đồ được sử dụng; các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất rừng sản xuất cấp xã từ bản đồ địa chính, từ các loại bản đồ khác; phương pháp tổng hợp để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất rừng sản xuất của

đơn vị hành chính cấp trên từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất rừng sản xuất của các đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.

Đổi mới việc tổ chức triển khai thực hiện kiểm kê rừng sản xuất với nội dung cụ thể là giao cho cơ quan Nông nghiệp và phát triển nơng thơn cấp huyện chủ trì và chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện kiểm kê đất rừng sản xuất ở cấp xã; đổi mới công tác kiểm tra, nghiệm thu, thẩm định các sản phẩm kiểm kê rừng sản xuất, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất rừng sản xuất theo hướng thực hiện

đầy đủ và chặt chẽ hơn.

- Tăng cường giám sát tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng sản xuất. Đẩy mạnh việc khoanh nuôi, bảo vệ, trồng mới rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng cao hệ số che phủ, trồng rừng ngập mặn ven biển và trồng cây xanh phân

tán trong các khu vực phát triển đô thị, khu cơng nghiệp,...

Đầu tư các cơng trình xử lý chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, bệnh viện, khu đô thị,... đảm bảo chất thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, các khu công nghiệp chỉ được đưa vào hoạt động khi có khu xử lý nước thải hoàn chỉnh.

Sớm xây dựng và ban hành quy chế, nội quy về bảo vệ rừng sản xuất; nghiên cứu xây dựng quy chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị phát triển rừng hiện đại, cũng như trang thiết bị xử lý các tác động môi trường trong hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sản xuất, các dịch vụ mơi trường.... Xây dựng cơ chế để hình thành doanh nghiệp dịch vụ môi trường phục vụ cho các hoạt động của các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với RỪNG sản XUẤT TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)